Chứng Chỉ SSL Là Gì Và Tầm Quan Trọng Đối Với Thứ Hạng Website
chứng chỉ ssl là gì
Bạn đã nghe nhắc đến chứng chỉ SSL trên các website. Từ tháng 1/2017 Google chính thức công bố chứng chỉ SSL có ảnh hưởng đến việc sắp xếp thứ hạng tìm kiếm của website.
→ Vậy chứng chỉ SSL là gì ? Việc công bố chứng chỉ SSL có ảnh hưởng như thế nào đến thứ hạng tìm kiếm của website? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về chứng chỉ ssl là gì ?
1. Chứng chỉ ssl là gì ?
SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer. Đây là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Liên kết này đảm bảo tất cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn.
SSL đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt được mang tính riêng tư, tách rời. SSL là một chuẩn công nghiệp được sử dụng bởi hàng triệu trang web trong việc bảo vệ các giao dịch trực tuyến với khách hàng của họ.
Chứng thư số SSL cài trên website của doanh nghiệp cho phép khách hàng khi truy cập có thể xác minh được tính xác thực, tin cậy của website, đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và khách hàng được mã hóa, tránh nguy cơ bị can thiệp.
2. Chứng chỉ SSL ảnh hưởng đến seo website như thế nào?
Khi nghe thông tin người dùng không thể được theo dõi qua SSL, bạn đừng quá lo lắng mà cần xác định rằng: một trong những điều quan trọng bạn cần lưu ý là Google Analytics và thông tin theo dõi khác mà bạn sử dụng để ghi nhật ký lượt truy cập vào trang website không bị ảnh hưởng bởi điều này.
Trên thực tế, Google đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp một sự tăng cường seo nhẹ cho các trang website triển khai SSL. Mặc dù điều này sẽ không ngay lập tức gửi trang website của bạn lên đầu mỗi kết quả tìm kiếm, nhưng điều đó có nghĩa là trang website của bạn có nhiều khả năng xuất hiện trên trang đầu tiên hơn các trang website không triển khai SSL.
Lý do nên sử dụng chứng chỉ ssl là gì ?
1. Bảo vệ thông tin dữ liệu của người dùng
HTTP (giao thức truyền tải siêu văn bản) truyền tải các thông tin giữa thiết bị và trang web mà bạn truy cập. HTTPS là sự kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL hay TLS, giúp cho việc trao đổi thông tin bảo mật và an toàn hơn trên nền Internet.
HTTPS mã hóa các thông tin giữa thiết bị và trang web, vì vậy kẻ tấn công khó lòng có thể mà đọc được các thông tin, dữ liệu này. Ngoài ra HTTPS còn bảo vệ người dùng khỏi các cuộc tấn công man-in-the-middle (MITM) bên thứ 3 (tức là kẻ tấn công) chặn đường truyền giữa 2 client.
Nếu không có mã hóa SSL, tội phạm mạng có thể hiển thị trang web giả mạo, sau đó liên kết các phần mềm, file độc hại trên trang website giả mạo này và đánh lừa người dùng tải xuống các phần mềm độc hại.
2. Nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp
Với các trang website, đặc biệt là các trang website thương mại điện tử sử dụng chứng chỉ SSL sẽ tạo thêm niềm tin từ phía người dùng, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp.
Nếu như cách đây vài năm về trước, rất ít người dùng biết đến chứng chỉ SSL thì bây giờ đa số người dùng đều nhận biết được sự cần thiết của loại chứng chỉ này. Một phần có lẽ là do Google nâng cao được nhận thức cho người dùng.
Bằng cách sử dụng chứng chỉ SSL, bạn đang thông báo cho khách truy cập biết rằng các quyền riêng tư và giao dịch của họ được đảm bảo an toàn. Nếu không, bạn đang tự "giết mình" và người truy cập sẽ nói không với trang web của bạn trong tương lai.
3. Cải thiện thứ hạng tìm kiếm
Nói chung bảo mật vẫn là ưu tiên hàng đầu, vì vậy các công cụ tìm kiếm Google chắc chắn sẽ đánh giá cao các trang website cài đặt chứng chỉ SSL. Đa số các trang web dựa vào SEO (search engine optimization) để đạt thứ hạng tìm kiếm cao hơn. Tuy nhiên dù người dùng có tìm kiếm các nội dung gì đi nữa thì Google vẫn sẽ ưu tiên và hiển thị các trang có địa chỉ HTTPS trên trang tìm kiếm đầu tiên.
Bằng cách sử dụng các chứng chỉ SSL, không chỉ lấy được niềm tin từ người dùng mà ngay cả các công cụ tìm kiếm. Thứ hạng càng cao đồng nghĩa với việc người dùng sẽ click chuột nhiều hơn.
Nguyên tắc và nhiệm vụ hoạt động chính của chứng chỉ ssl là gì ?
Xác thực đối tượng, mã hóa thông tin – Đây là những nguyên tắc và nhiệm vụ cơ bản của SSL nhằm mang đến cho website sự bảo mật tuyệt đối mà không bất kì một phương thức bảo mật nào có thể làm được. Cùng tìm hiểu chi tiết những nguyên tắc và nhiệm vụ hoạt động của SSL.
1. Nguyên tắc hoạt động của SSL
Để thiếp lập được một giao dịch an toàn, SSL phải thực hiện dựa trên nhiều nguyên tắc nhằm đảm bảo được tính bảo mật, xác thực toàn vẹn tránh bị xâm nhập bởi đối tượng thứ 3:
- Xác thực: điều này đảm bảo tính xác thực 2 đầu của bên kia kết nối và người sử dụng trang web để truyền thông tin.
- Mã hóa: đảm bảo độ an toàn của các thông tin được truyền đi không bị hacker hoặc có bên thứ 3 xâm nhập.Thông tin sẽ được mã hóa và chỉ có người nhận và người gửi mới có thể đọc được.
- Toàn vẹn dữ liệu: đảm bảo thông tin được truyền đi đầy đủ, không bị thay đổi hay có bất kì sai lệch so với thông tin gốc mà người nhận đã gửi trước đó.
2. Nhiệm vụ bảo mật của SSL
Vì SSL được thực hiện bởi một chuỗi thủ tục từ việc xác thực đến mã hóa thông tin vì thế nó phải trải qua nhiều thủ tục đã được chuẩn hóa để thực hiện các nhiệm vụ bảo mật sau:
▶ Xác thực server:
Đây là yếu tố quan trọng với người dùng cho phép người dùng xác thực được server đang muốn kết nối, lúc này phía browser sẽ thông qua các kĩ thuật mã hóa công khai để xác định certificate và public ID của server có giá trị và được cấp bởi một CA (Certificate Authority) trong danh sách các CA uy tín không?
▶ Xác thực client:
Đây là yếu tố quan trọng với các nhà cung cấp giúp phía server xác thực được người dùng đang muốn kết nối. Lúc này phía server cũng thông qua các kĩ thuật mã khóa công khai để xác định xem certificate và public ID của server có giá tri hay được cấp bởi một CA uy tín hay không.
▶ Mã hóa kết nối:
Nhiệm vụ này rất quan trọng, bởi với những kết nối không có SSL, mọi thông tin sẽ được truyền theo một cách thuần túy và dễ bị xâm nhập bởi bên thứ 3. Nhưng khi được trang bị SSL ,tất cả các thông tin trao đổi giữu server và client sẽ được mã khóa nhằm nâng cao khả năng bảo mật trên đường truyền. Điều này rất quan trọng đối với những giao dịch riêng tư của máy chủ và máy khách. Ngoài ra các thông tin truyền còn được bảo vệ nhà cơ chế tự động phát hiện các xáo trộn hay thay đổi trong dữ liệu (đây được gọi là thuật toán băm-hash algorithm).
» HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN «
CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT
Địa Chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, 403 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. HCM
Điện Thoại: 0283.811.9797
Email: tlt@tltvietnam.vn
Website: https://tltvietnam.vn/
Các tìm kiếm liên quan đến chứng chỉ ssl là gì
Giao thức SSL là gì
Chứng chỉ SSL là gì
Ssl Certificate là gì
Ssl trong email là gì
Ssl là gì Wiki
Wildcard SSL là gì
Https là gì
Comodo SSL là gì
Nội dung liên quan:
Một Số Giao Diện Thiết Kế Web Ấn Tượng Dành Cho Nhiều Ngành Nghề
Các Quy Trình Chăm Sóc Và Quản Trị Website Tại TLT Vietnam
Các Kiến Thức Chung Về Mảng Marketing Online
Công Ty Thiết Kế Website Tốt Nhất Tại Việt Nam
Website Chuẩn Seo Là Gì | Tiêu Chí Cơ Bản Về Một Website Tối Ưu
- LỢI ÍCH CỦA ZALO OA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? (22.09.2023)
- TLT XIN THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ 30/4 - 1/5 (24.04.2023)
- NGÀN LỜI YÊU THƯƠNG XIN GỬI ĐẾN MỘT NỬA CỦA THẾ GIỚI NHÂN NGÀY 8/3 (08.03.2023)
- THÔNG BÁO CHUYỂN ĐỊA CHỈ VĂN PHÒNG TLT (06.03.2023)
- KHAI XUÂN ĐẦU NĂM VỚI NHIỀU ƯU ĐÃI CỰC YÊU (01.02.2023)
- ĐẠI TIỆC TẤT NÊN CÔNG TY TLT - TIỄN NĂM CŨ - ĐÓN NĂM MỚI VỚI NHỮNG HY VỌNG MỚI (11.01.2023)
- LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023 - XUÂN QUÝ MÃO - CÔNG TY TLT VIỆT NAM (07.01.2023)
- TLT THÔNG BÁO NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023 (28.12.2022)