Công dụng tuyệt vời mà Analytics Google mang lại cho website
analytics google
Mỗi doanh nghiệp hiện nay đều có ít nhất một website cho thương hiệu hay sản phẩm của mình, nhưng để có thể theo dõi và quản lý tình trạng website, thì cần một công cụ để theo dõi website một cách hiệu quả hơn.
Vì trong quá trình quản trị website, quá trình phân tích số liệu liên quan đến website là một công đoạn rất quan trọng. Nó không chỉ giúp mình nắm rõ tình hình phát triển của website mà còn hỗ trợ chúng ta đưa ra phương án tối ưu website một cách đúng đắn hơn. Và sử dụng Analytics Google sẽ giúp bạn phân tích số liệu nhanh nhất.
Tìm hiểu về Analytics Google
1. Analytics Google là gì?
Analytics Google là một dịch vụ miễn phí cung cấp bởi Google nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động Online Marketing (bao gồm SEO và các hoạt động marketing khác).
Analytics Google cung cấp cho người sử dụng các dữ liệu về traffic (lưu lượng truy cập), nguồn traffic, các dữ liệu nhân khẩu học, hành vi của người tiêu dùng trên website.
2. Tầm quan trọng của Analytics Google
Bạn cũng đã hiểu được Analytics Google là gì, cũng có thể mường tượng ra được nó có thể làm được những công việc gì cho website của mình rồi. Chắc bạn cũng hiểu được tầm quan trọng của Analytics Google. Nếu bạn đang kinh doan thì mình nghĩ một số tính năng dưới đây sẽ rất cần thiết với bạn:
➤ Xem dữ liệu nhân khẩu học cùng với phân tích hành vi và nhu cầu người dùng.
➤ Đánh giá độ hiệu quả của nội dung trong việc thu hút và cung cấp thông tin cho người đọc.
➤ Theo dõi tỉ lệ chuyển đổi (CTR) từ đó đưa ra phương án tối ưu.
➤ Đo lường hiệu suất quảng cáo từ nhiều nguồn khác nhau như Facebook, Adwords hay Email.
➤ Theo dõi doanh số sản phẩm thông qua ecommerce tracking.
➤ Với những tính năng tuyệt với này thì các nhà quản trị có thể có cái nhìn tổng quan về việc:
➤ Người dùng truy cập trang bằng cách nào
➤ Mức độ và loại tương tác của người dùng trên trang
➤ Cảm nhận của họ về nội dung trên trang
➤ Tại sao họ lại không thực hiện mua hàng trên trang
Đối với các marketer, thì giải đáp được những câu hỏi này tức là bạn đã có thể biết được lý do tại sao tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) thấp và cách gia tăng tỷ lệ này.
Đối với các marketers, nắm vững cách sử dụng Analytics Google sẽ khiến bạn thành người có tư duy sâu sắc, biết sử dụng những con số làm cơ sở cho kế hoạch của mình. Còn đối với nhà kinh doanh, khả năng quản lý web tốt giúp cho công việc thuận lợi hơn nhất là trong môi trường thương mại điện tử ngày nay.
3. Hướng dẫn kết nối analytics google với website
→ Bước 1: Truy cập Google Analytics tại: Tại đây
→ Bước 2: Đăng nhập Tài khoản Google
→ Bước 3: Trong giao diện của GA chọn Admin > Tracking info > Tracking code > Copy đoạn code trong phần Global Site Tag (gtag.js)
→ Bước 4: Nếu dùng WordPress truy cập vào CMS theo link: domain.com/wp-admin
→ Bước 5: Tại giao diện của CMS WordPress chọn Appearance > Theme editor > Header.php
→ Bước 6: Dán đoạn code đã copy ở bước 3 và đật vào dưới thẻ
Quy trình hoạt động của Analytics Google
Trải qua 4 giao đoạn : Data Collection –> Configuration –> Processing –> Reporting:
1. Data Collection
Khi một người truy cập vào trang web của bạn, tất cả thông tin của họ được Google thu thập bằng một đoạn mã Java Script. Thông tin của họ được khai thác từ Cookie. Cookie lưu trữ các dữ liệu như họ từ đâu đến (vùng miền, ngôn ngữ), giới tính, dùng trình duyệt gì, độ phân giải màn hình bao nhiêu…Mỗi khi họ thực hiện một hành động trên website của bạn, đoạn code đó cũng ghi lại và gửi lên server của Google (gọi là một hit).
2. Configuration
Bạn có thể tưởng tượng được một lượng dữ liệu khổng lồ sẽ được gửi lên server của Google. Chúng cần được đóng gói lại. Các thông tin thu thập được sẽ được phân loại và điều chỉnh để giữ lại các thông tin cần thiết và loại bỏ thông tin thừa
3. Processing
Tại quy trình này, thông tin được xử lí “theo yêu cầu của bạn”. Điều đó có nghĩa là, ví dụ, bạn sử dụng bộ lọc để loại bỏ traffic đến từ IP nội bộ, thì tất cả các traffic được đánh dấu đến từ IP nội bộ sẽ bị loại bỏ. Một khi đã xử lí, dữ liệu không thể được lấy lại. Đó chính là lí do vì sao Google khuyên mọi người nên sử dụng 3 bản View và cẩn thận với các bộ lọc.
4. Reporting
Sau khi thông tin được xử lí từ dạng thô sang dạng tinh khiết, chúng sẽ được xuất ra dưới dạng report mà bạn vẫn thường xem
Công dụng của analytics google
1. Theo dõi những gì đang diễn ra ở hiện tại
Báo cáo thời gian thực là một công cụ rất tiện ích, cho phép bạn theo dõi được lượng truy cập trong 1 thời điểm thực tế: Những ai đang truy cập, họ đến từ đâu và họ đang xem ở trang nào, bài nào ngay tại thời điểm đó. Để xem được, bạn vào Báo cáo tổng quan hoặc có thể tìm hiểu sâu hơn các thông tin bằng cách click vào những báo cáo chi tiết dưới đó: Vị trí, nguồn lưu lượng, nội dung, sự kiện, chuyển đổi.
Tính năng này đặc biệt quan trọng trong việc kiểm định tác động trực tiếp tới lưu lượng truy cập của các chiến dịch quảng cáo, email marketing… Ví dụ như bạn đang chạy quảng cáo trên Facebook, ngoài việc bạn có thể theo dõi tổng bao nhiêu người đang truy cập trang web của bạn mà bạn còn biết được có bao nhiêu lượt truy cập từ Facebook trong thời điểm hiện tại. Qua việc giám sát này, bạn sẽ có sự đánh giá hiệu quả của chiến dịch này, có thu hút lượt click hay không, trang nào, bài viết nào được người tiêu dùng quan tâm…
2. Thống kê đối tượng khách hàng
Chức năng này giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản của khách hàng về nhân khẩu học như giới tính, ngôn ngữ, địa điểm, thậm chí còn có thể biết được họ truy cập website của bạn nhờ sản phẩm công nghệ nào (điện thoại hay PC…), hệ điều hành gì (Mac, window, iOS, Android…), mạng nào (FPT, 3G, Viettel…)
Trong phần Tổng quan đối tượng bao gồm các thông tin:
✦ Phiên: Khoảng thời gian mà một người dùng truy cập website
✦ Người sử dụng: Tổng số người truy cập vào website bao gồm cả người dùng cũ và người dùng mới
✦ Số lần xem trang: Tổng số trang đã được xem. Số lần xem lặp lại của 1 trang vẫn được tính
✦ Số trang/phiên: Cho bạn biết trung bình 1 phiên truy cập đọc bao nhiêu trang trên website
✦ Thời gian trung bình của phiên: Thời gian trung bình mỗi lần truy cập
✦ Tỷ lệ thoát: Được tính là tỷ lệ % lượng truy cập vào website và thoát ra mà không có thao tác nào trong khoảng thời gian 30s.
✦ Tỷ lệ phần trăm phiên mới: Tỷ lệ % lượng khách hàng mới so với tổng số người truy cập website.
Những thông tin trên giúp bạn nắm rõ được tình hình phát triển của website khách sạn. Một trang web thành công là 1 trang web có lượng truy cập cao, số phiên, số người sử dụng, lần xem trang, số trang phiên, thời gian trung bình của phiên càng lớn càng tốt, riêng tỷ lệ thoát cần phải giảm tối đa.
Chỉ số % tỷ lệ mới cao hay thấp là tốt thì còn phụ thuộc vào chiến lược website. Nếu website của bạn là mới được thành lập thì cần phải đẩy mạnh % người dùng mới này. Còn khi website đã đi vào quỹ đạo ổn định, đạt lượng truy cập nhất định, việc bạn cần làm là giữ chân những lượt truy cập cũ bằng cách thường xuyên cập nhật nội dung hữu ích cho họ.
Các thông tin về nhân khẩu học như giới tính, vị trí… nói cho bạn biết khoanh vùng đối tượng để bạn có kế hoạch tiếp cận với những khách hàng tiềm năng với ngành nghề, quy mô của bạn.
3. Sự thu hút với khách hàng
Báo cáo này rất quan trọng bởi nó cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về cách thức khách hàng tìm đến website của bạn và cách họ truy cập trang như thế nào. Analytics Google sẽ cung cấp cho bạn tỷ lệ những kênh mà thông qua đó người dùng đến với website của bạn. Chi tiết hơn, bạn cũng biết được kênh nào thu hút được nhiều khách ghé thăm, kênh nào mang lại nhiều tương tác nhất hay kênh nào mang đến nhiều doanh thu nhất… Từ việc nắm được phương thức, kênh hiệu quả hay không có thể giúp bạn định hướng và đầu tư hiệu quả để chiến dịch tiếp cận khách hàng tối ưu nhất.
Ngoài ra, báo cáo này cũng giúp bạn biết được những trang hoặc những domain đang có đường liên kết với website và lượng truy cập từ các kênh đó để bạn lựa chọn cơ hội quảng bá website hiệu quả.
4. Theo dõi hành vi người dùng
Theo dõi hành vi bao gồm tất cả thông tin về nội dung từng trang, tốc độ và thời gian tải trang, phản ứng của người truy cập khi vào website của bạn. Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch cải thiện nội dung hoặc kĩ thuật tốt hơn cho website của mình để tạo ra những trải nghiệm thú vị hơn dành cho khách hàng và làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Trong bảng hiển thị trên, bạn sẽ biết được chính xác hàng vi tương tác của người dùng, từ đó biết được tỷ lệ thoát ở đâu nhiều nhất để điều phối chiến lược onpage cho website tốt hơn.
>> HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN <<
CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT
Địa chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, số 403 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM
MST: 0314922855
Email: tlt@tltvietnam.vn
SĐT: 0283.811.9797
Website: http://tltvietnam.vn/
Các tìm kiếm liên quan đến analytics google
Analytics là gì
Đăng nhập Google Analytics
Google Tag Manager
Web analytics
Google analytics manager
Goôgle analytics
Google Analytics chỉ cho phép bạn theo dõi đến số lượng pageview lớn nhất là bao nhiêu
Thông tin liên quan:
Một Số Giao Diện Thiết Kế Web Ấn Tượng Dành Cho Nhiều Ngành Nghề
Các Quy Trình Chăm Sóc Và Quản Trị Website Tại TLT Vietnam
Các Kiến Thức Chung Về Mảng Marketing Online
- LỢI ÍCH CỦA ZALO OA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? (22.09.2023)
- TLT XIN THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ 30/4 - 1/5 (24.04.2023)
- NGÀN LỜI YÊU THƯƠNG XIN GỬI ĐẾN MỘT NỬA CỦA THẾ GIỚI NHÂN NGÀY 8/3 (08.03.2023)
- THÔNG BÁO CHUYỂN ĐỊA CHỈ VĂN PHÒNG TLT (06.03.2023)
- KHAI XUÂN ĐẦU NĂM VỚI NHIỀU ƯU ĐÃI CỰC YÊU (01.02.2023)
- ĐẠI TIỆC TẤT NÊN CÔNG TY TLT - TIỄN NĂM CŨ - ĐÓN NĂM MỚI VỚI NHỮNG HY VỌNG MỚI (11.01.2023)
- LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023 - XUÂN QUÝ MÃO - CÔNG TY TLT VIỆT NAM (07.01.2023)
- TLT THÔNG BÁO NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023 (28.12.2022)