Google Analytic và 9 KPI quan trọng trong việc tăng lượt chuyển đổi

Google Analytic và 9 KPI quan trọng trong việc tăng lượt chuyển đổi

Google Analytic và 9 KPI quan trọng trong việc tăng lượt chuyển đổi

Google Analytic và 9 KPI quan trọng trong việc tăng lượt chuyển đổi

Google Analytic và 9 KPI quan trọng trong việc tăng lượt chuyển đổi
Google Analytic và 9 KPI quan trọng trong việc tăng lượt chuyển đổi

Google Analytic và các thông số giúp tăng lượng chuyển đổi trong GA

Google Analytic

     Trong quá trình quản trị website, quá trình phân tích số liệu liên quan đến website là một công đoạn rất quan trọng. Nó không chỉ giúp mình nắm rõ tình hình phát triển của website mà còn hỗ trợ chúng ta đưa ra phương án tối ưu website một cách đúng đắn hơn.

 

     Để có thể theo dõi số liệu website, bạn cần phải có công cụ phân tích website trực tuyến để bạn theo dõi số liệu theo thời gian thực. Và công cụ Google Analytics sẽ giúp bạn làm được điều đó. Google Analytics là gì? Cách sử dụng Google Analytics như thế nào là hiệu quả và chuyên nghiệp? Hãy cùng TLT Vietnam tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

 

Tổng quan về Google Analytic


 1. Google Analytics là gì?

 

     Google Analytics là tool trực tuyến cho các nhà quảng cáo có thể theo dõi số liệu liên quan đến hoạt động của website. Với mong muốn đem đến môi trường Internet “xanh – sạch – đẹp”, Google cung cấp ứng dụng Analytics này nhằm hỗ trợ các quản trị viên website có thể đánh giá tổng thể tình trạng của website với chỉ một con bot tuần tra. Google Analytic đảm bảo số liệu về website mà họ cung cấp đều chính xác.

 

     Google Analytic cho bạn thấy được lưu lượng truy cập vào website, thời gian trung bình của một phiên truy cập và tỷ lệ thoát trang của người dùng trên website của bạn. Ngoài ra, Google Analytics còn đưa ra nhiều chỉ số khác nữa giúp bạn hiểu rõ hành vi lướt website của người dùng.

 

     Google Analytics là một tool hoàn toàn miễn phí, chỉ cần bạn có website là bạn có thể đăng ký sử dụng nó dễ dàng. Tính đến tháng 7/2018, Google Analytic đã hỗ trợ phân tích gần 900 triệu website lớn nhỏ khác nhau trên thế giới.

 

Google Analytic

 

 2. Những tính năng nổi bật của Google Analytic

 

 + Thiết lập dashboard tùy ý để có được những số liệu cần thiết.

 + Cung cấp tính năng Advanced Segment để phân tích từng campaign cụ thể.

 + Phân hóa số liệu dựa trên đặc tính người dùng truy cập trên website, bao gồm tuổi, nơi ở, sở thích…

 + Theo dõi các trang trên website mà người dùng thường lui tới, các từ khóa mà người dùng tìm kiếm dẫn về website của bạn.

 + Cung cấp tính năng Funnel Visualization, giúp bạn hiểu được bước mua hàng nào trên website khiến người dùng thoát trang.

 + Thống kê doanh thu tổng mà website của bạn đã đạt được.

 + Đem đến tính năng Multi-Channel Funnels giúp bạn hiểu rõ nguồn truy cập vào website của bạn (social media, search, người dùng tự type website, các trang web khác…)

 + Chức năng so sánh độ tích cực của các kênh marketing cho website với Model Comparision.

 

9 KPI quan trọng cần cải thiện để tăng chuyển đổi trên Google Analytic


     Đây là bản menu báo cáo của GA bao gồm 5 mục chính, thể hiện đầy đủ các KPI quan trọng của website:

 

 + Realtime (Thời gian thực)

 + Audience (Đối tượng)

 + Acquisition (Chuyển đổi)

 + Behavior (Hành vi)

 + Conversions (Chuyển đổi)

 

1. User trong “New vs Returning”

 

 - Mục này của Google Analytics sẽ giúp bạn xác định được chính xác tỷ lệ người dùng cũ quay lại và tỷ lệ người dùng mới truy cập vào website bạn.

 

     *Để vào mục này: Audience (Đối tượng) –> Behaviour (hành vi) –> New vs Returning (Khách mới và khách cũ).

 

 - Nếu chỉ số người dùng cũ của bạn cao gần bằng 1/2 hoặc hơn với người dùng mới, điều đó chứng tỏ website bạn đang làm content marketing rất tốt.

 

 - Khi trang web của bạn có nhiều khách hàng cũ quay lại, điều đó chứng tỏ website đang có rất nhiều khách hàng trung thành. Việc này giúp bạn có thể phát triển các chiến dịch thương hiệu dễ dàng hơn và được xếp hạng tốt trên SERPs (công cụ tìm kiếm) của Google.

 

 - Ngoài ra bạn có thể so sánh được hiệu quả giữa các nguồn của khách truy cập mới và cũ để biết được khách truy cập từ nguồn nào.

 

 - Bằng cách nhấp vào nút Secondary dimension (thứ nguyên phụ) và chọn Source (nguồn)

 

2. Sessions trong Frequency & Recency

 

     *Để vào mục này: Audience –> Behaviour –> Frequency & Recency (Tần suất truy cập)

 

 - Phần này giúp bạn xác định rõ hơn khách hàng cũ đã quay lại website của bạn bao nhiêu lần bằng Count of Session (số lượng phiên), và số lượng xem trang của từng phiên. Nhờ đó bạn biết được khách truy câcậpp nào là thường xuyên, khách nào mới 2 hay 3 lần…

 

 - Khi bạn biết số lần của khách cũ truy cập website, chúng ta có thể tập trung vào những chiến lược phù hợp với từng đối tượng đó.

 

 - Số lần xem trang cao hay thấp sẽ cho bạn biết được content của bạn có mang đến sự thú vị khi khách truy cập hay không.

 

Google Analytic

 

3. Sessions Duration trong Engagement

 

     *Để vào mục này: Audience –> Behaviour –> Engagement (Mức độ tương tác)

 

 - Đây là mục bạn sẽ biết được thời gian khách truy cập website của mình nhờ Session Duration (thời gian của phiên).

 

 - 0 – 10 giây: Đây là nhóm khách hàng truy cập đầu tiên và thoát ra liền trong khoảng thời gian từ 10 giây trở xuống.

 

 - Nhờ biết được thời gian, bạn có thể chia ra được nhiều nhóm khách hàng khác nhau để có các chiến lược phù hợp hơn. Qua đó bạn cũng biết được content trên các trang của web có đáp ứng đúng nhu cầu của khách truy cập mong muốn không, để có thể cải thiện cho tốt hơn.

 

4. Bounce rate

 

     Chỉ số Bounce rate (tỷ lệ thoát) giúp bạn biết được tỷ lệ khách thoát khỏi trang web của bạn sau khi truy cập. Nếu như trang web của bạn đang thực hiện các chiến lược quảng cáo tìm kiếm trên google, nhưng chỉ số bounce rate cao, cho thấy được nội dung trên trang đích của bạn không phù hợp với khách hàng.

 

     Những yếu tố có thể dẫn đến bounce rate cao bao gồm:

 

 + Thiết kế website, content không tốt

 + Landing page không chính xác với người dùng

 + Thông tin họ đang tìm kiếm không đúng

 + Lỗi kỹ thuật dẫn đến thời gian web tải chậm

 

     Tuy nhiên có những bài viết có số lượt truy cập cao và bounce rate cũng cao. Trong trường hợp này không phản ảnh được bài viết không tốt, mà bạn phải xem qua thời gian trung bình ở lại trên trang web.

 

     Chúng ta chỉ có thể đánh giá được thành công khi xem tỷ lệ thoát của cả trang web. Nếu như trang web của bạn có tỷ lệ thoát cao nên phân tích sâu hơn và rõ hơn ở từng mục của trang web.

 

5. Organic SERPs

 

     *Để vào mục này: Acquisition –> Overview (Tổng quan)

 

 - Trong phần này bạn có thể xem rõ được số lượng người dùng truy cập tự nhiên (Organic search) qua google tìm kiếm mà không phải trả tiền.

 

 - Để phát triển website lâu dài, bạn cần thực hiện các chiến lược content marketing và SEO thật tốt để có lượng tìm kiếm tự nhiên cao, phát triển thương hiệu, tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp.

 

6. All Campaigns

 

     *Để vào mục này: Acquisition –> Campaigns –> All Campaigns (Tất cả chiến dịch)

 

 - Phần All Campaigns trong Acquisition (chuyển đổi), giúp bạn theo dõi tất cả các chiến dịch bạn đang thực hiện có tốt không. Bạn nên theo dõi các chiến dịch, bằng cách thêm những tham số theo dõi vào các URL của bản tin, sau đó sẽ được xác định bởi Google Analytics.

 

 - Hoặc bạn có thể xem tổng lượt truy cập rõ ràng qua các nguồn hay phương tiện khác nhau: Acquisition –> All Traffic –> Source/medium (Nguồn/ phương tiện)

 

7. Average Page Load Time

 

     *Để vào mục này: Behavior –> Site Speed –> Overview

 

 - Trong phần này bạn có thể xem được Average Page Load Time (tốc độ tải trung bình) trang web hiện tại của mình.

 

 - Nếu như khách hàng phải chờ quá lâu để truy cập được trang web của bạn, rất có thể họ sẽ thoát ra ngay. Việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến KPI, bounce rate trang web của bạn tăng lên; tốc độ tải cũng ảnh hưởng đến xếp hạng trang web trên công cụ tìm kiếm Google.

 

 - Do đó bạn cần phải luôn tối ưu trang web của mình để có được tốc độ tải trang càng ngắn càng tốt, từ đó làm tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch của mình.

 

Google Analytic

 

8. Average time on page

 

     *Để vào mục này: Behavior –> Site Content –> All pages

 

 - Phần này giúp bạn biết được thời gian khách ở lại các trang có lâu không nhờ Average time on page (Thời gian trung bình trên trang), bạn có thể đánh giá được content các trang hiện tại của bạn thực hiện có đủ hấp dẫn, thú vị để thu hút đúng đối tượng khách hàng.

 

 - Bạn còn có thể biết được trang nào đang được khách quan tâm nhất, để có thể đưa các chuyển đổi phù hợp cho khách hàng.

 

9. Coversions Rate trong Google Analytic

 

*Để vào mục này: Conversions –> Goals –> Overview

 

     Bạn có thể xác định rõ Coversions rate (tỷ lệ chuyển đổi) mục tiêu cụ thể qua phần này. Ví dụ như:

 

 + Tải tài liệu

 + Mua sản phẩm

 + Đăng ký nhận bản tin, sự kiện, khóa học

 + Đăng ký tư vấn

 

     Mỗi ví dụ là một chuyển đổi, tùy thuộc bạn muốn đặt mục tiêu cụ thể như thế nào. Qua 9 chỉ số KPI, bạn đã biết được làm thế nào để Google Analytics được hiệu quả cho website của bạn. Đừng bao giờ chỉ dựa vào một chỉ số, và chỉ số doanh số của cửa hàng online của bạn đang tăng lên không có nghĩa lợi nhuận cũng tăng theo.

 

     Chi phí bạn bỏ ra cao, thậm chí có thể nhiều hơn doanh số, điều này làm cho lợi nhuận ít hơn; hoặc lỗ nếu bạn chỉ tập trung vào một chỉ số doanh thu. Bạn nên xác định rõ mục tiêu phù hợp cho trang web để có thể đưa ra đúng mục tiêu KPI, từ đây việc theo dõi trên Google Analytics sẽ tốt hơn rất nhiều.


 

» HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN «

 

CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT

Địa Chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, 403 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. HCM

Điện Thoại: 0283.811.9797

Email: tlt@tltvietnam.vn

Website: https://tltvietnam.vn/


Các tìm kiếm liên quan đến Google Analytic

Analytics là gì

Đăng nhập Google Analytics

Google Tag Manager

Web analytics

Go analytics

Goôgle analytics

Tài Google Analytics

Google analytics manager

 

Nội dung liên quan:

Một Số Giao Diện Thiết Kế Web Ấn Tượng Dành Cho Nhiều Ngành Nghề

Các Quy Trình Chăm Sóc Và Quản Trị Website Tại TLT Vietnam

Các Kiến Thức Chung Về Mảng Marketing Online

Đơn Vị Chuyên Tư Vấn Và Cung Cấp Các Gói Hosting Giá Tốt

Getresponse | Nền tảng tiếp thị Email Marketing tốt nhất

+0
Khách hàng hài lòng
+0
Dự án tuyệt vời
+0
Tên miền đã đăng ký
+0
Chất lượng dịch vụ
NHẬN XÉT KHÁCH HÀNG
Nhật Đông
Thiết kế trang websie như vậy là ổn, bố cục vị trí phân bổ theo yêu cầu 2 bên thống nhất trước đó. Lần sau sẽ ký thêm phần chăm sóc luôn web nhé!
Nghi Phạm
Viết bài content hay, chăm sóc fanpage khá tốt, lượng truy cập vào trang fanpage tăng đáng kể. Like mạnh cho TLT
Quang Trần
Các bạn tư vấn siêu nhiệt tình, hỗ trợ hết mực, lúc nào cũng nói giọng nhỏ nhẹ dễ thương <3 Ủng hộ các bạn TLT dài dài nhé
========