Kpi là gì trong content marketing | Cách đo lường kế hoạch thành công

Kpi là gì trong content marketing | Cách đo lường kế hoạch thành công

Kpi là gì trong content marketing | Cách đo lường kế hoạch thành công

Kpi là gì trong content marketing | Cách đo lường kế hoạch thành công

Kpi là gì trong content marketing | Cách đo lường kế hoạch thành công
Kpi là gì trong content marketing | Cách đo lường kế hoạch thành công

Kpi là gì trong content marketing?

kpi là gì

     Content hay sáng tạo nội dung là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động marketing, góp phần ảnh hưởng sự thành bại của công ty. Tuy nhiên, việc theo dõi KPIs cho đội ngũ content trở thành vấn đề khi bản chất content là khó đo lường.

 

     Trong bài viết này, TLT Vietnam sẽ phân tích KPI là gì để giúp các chủ doanh nghiệp, content marketer có định hướng rõ ràng cho kế hoạch content marketing của mình và tối ưu hóa nội dung.

 

kpi là gì

 

Nên hiểu thế nào về KPI là gì


     Để trả lời KPI là gì bạn cần biết đây là cụm từ tiếng Anh viết tắt của "Key Performance Indicator", dịch sát nghĩa là "Chỉ số đánh giá hiệu suất làm việc".

 

     Hiểu một cách khái quát hơn, KPI là bảng hệ thống, tiêu chí đánh giá các mức định lượng được áp dụng để xem một doanh nghiệp có thể đạt bao nhiêu phần trăm mục tiêu mà họ từng đề ra trước mỗi dự án, hoạt động kinh doanh.

 

     Trong một diễn biến khác, KPI còn được các lãnh đạo sử dụng để thẩm định năng suất lao động của các nhân viên dưới quyền.

 

     Tóm lại, nếu muốn biết một doanh nghiệp đang vận hành ra sao, thành công hay thất bại, một nhân viên đang làm việc như thế nào, hiệu quả hay không hiệu quả, chúng ta đều phải căn cứ vào các chỉ số KPI thì mới có thể đưa ra các kết luận chính xác.

 

KPI là gì trong lĩnh vực content

 

     Content hay sáng tạo nội dung là một lĩnh vực quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của hoạt động marketing hiện đại. Để thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng được một đội ngũ sáng tạo nội dung chuyên nghiệp.

 

     Nhiệm vụ của họ là viết bài tiếp thị sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng, kích thích sức mua, qua đó đẩy mạnh quá trình bán hàng và quảng bá thương hiệu.

 

     Tuy nhiên, lực lượng content cần phải được quản lý dựa trên những tiêu chí KPI cụ thể để làm việc có hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Chỉ số KPI cho nhân viên content theo quy định được chia thành hai tiêu chí đo lường là số lượng và chất lượng.

 

kpi là gì

 

1/ KPI về số lượng

 

     Để đáp ứng mức KPI về số lượng, một nhân viên phải đảm bảo giao nộp đúng thời hạn đầy đủ bài viết, hình ảnh hoặc video như nhiệm vụ cấp trên giao phó. Trong đó, bài viết phải đạt chuẩn về số chữ hoặc hình ảnh phải đạt chuẩn về size, định dạng.

 

     Ngoài ra, các nhân viên content sáng tạo nội dung cho trang web, fanpage cũng phải đảm bảo số lượt tương tác (thích, bình luận, chia sẻ), số lượt tiếp cận bài viết, số lượt xem video đạt mức yêu cầu (đối với fanpage) và số lượt ghé thăm, thời gian online trên trang (đối với website).

 

     Người ta dựa vào các thông số tự nhiên để xác định chỉ số KPI về số lượng của một bài viết. Ví dụ, một fanpage facebook có 20 ngàn lượt thích thì KPI tối đa của một bài content trên đó chỉ cần lên đến mức 1000 – 2000 lượt tiếp cận là đạt yêu cầu.

 

2/ KPI về chất lượng

 

     KPI về chất lượng của các bài content thường khó đánh giá hơn vì hầu như phải dựa vào nhận xét, ý kiến chủ quan của người kiểm duyệt hoặc khách hàng.

 

     Vì vậy, giới sáng tạo nội dung đã đưa ra những tiêu chí chung để thẩm định mức độ đáp ứng KPI về chất lượng của một bài viết như đã thể hiện đúng tư tưởng của tác giả chưa, đã xác định đúng đối tượng người đọc chưa, có gì độc đáo về nội dung và hình thức hay đã thu hút được bao nhiêu tương tác.

 

Vai trò của KPI là gì với nhân viên content


     Với mục đích thẩm định, đánh giá hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên để từ đó theo dõi tình hình phát triển của doanh nghiệp, bạn cần nắm vai trò  của chỉ số KPI là gì trong mỗi tổ chức, đơn vị.

 

1/ KPI giúp mỗi cá nhân đo lường khả năng thực hiện mục tiêu

 

     Là phương pháp giúp quá trình đo lường mục tiêu lao động được đơn giản hóa. Giả dụ, nếu mục tiêu của bạn là kiếm được 10 triệu đồng từ việc nhận viết bài content mỗi tháng thì nhờ có KPI sẽ nắm được cách thức nhanh nhất để có thể đạt được 10 triệu này.

 

     Trong trường hợp chưa đạt được con số như kỳ vọng, bạn phải nghiên cứu lý do và giải pháp để cải thiện tình hình và nhanh chóng đạt được mục tiêu.

 

2/ KPI tạo ra sự kết nối giữa bạn và các đồng nghiệp

 

     Trong quá trình hoàn thành KPI đúng thời hạn đã cam kết với cấp trên, nếu nhận thấy có điều gì sai sót hay khó khăn, hãy mạnh dạn trò chuyện với đồng nghiệp để được chia sẻ, giúp đỡ.

 

     Đây cũng là cơ hội để các trưởng bộ phận hướng dẫn nhân viên cấp dưới phương pháp làm việc để hoàn thành hiệu quả những mục tiêu đã đề ra hoặc sửa đổi nếu mục tiêu bất khả thi trong điều kiện thực tế.

 

kpi là gì

 

3/ KPI nâng cao ý thức trách nhiệm của bạn với công việc

 

     Dựa vào những con số thống kê về hiệu suất lao động mà KPI cung cấp, các nhà lãnh đạo sẽ biết được tiến độ và hiệu quả làm việc của nhân viên để có căn cứ đánh giá năng lực vá xét lương thưởng xứng đáng với chuyên môn và mức độ cống hiến.

 

     Có KPI làm thước đo, người lao động cũng hình thành tư tưởng phấn đấu, nỗ lực hết sức để đáp ứng thậm chí là vượt chỉ tiêu, từ đó nâng cao tinh thần làm việc và ý thức trách nhiệm trong công việc.

 

4/ KPI gia tăng động lực làm việc

 

     Động lực là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình làm việc của mỗi nhân viên. Thậm chí nó quyết định hiệu suất lao động và làm nên văn hóa của doanh nghiệp.

 

     Có các chỉ số KPI, mỗi nhân viên sẽ nâng cao ý thức tìm tòi, sáng tạo và học hỏi trong công việc. Hoàn thành chỉ tiêu đồng nghĩa với việc nhận lương thưởng nên họ sẽ gia tăng khả năng tập trung làm việc để đạt được mục tiêu và định mức KPI như lãnh đạo yêu cầu.

 

KPI đo lường thành công chiến lược Content marketing


1/ Referrers

 

     Referrer là một thông số quan trọng cần đo lường. Nó cho bạn biết nội dung của bạn tốt đến đâu khi được những thought leader (những người dẫn dắt tư tưởng) khác chọn, đồng thời cho bạn cái nhìn trực tiếp, theo thời gian thực xem ai đang kết nối đến với.

 

     Số liệu con cần theo dõi:

+ Traffic từ mỗi Referrer
+ Moz Rank/Trust Flow của Referrer
+ Thời gian ở lại trên website từ Referrer
+ Tỉ lệ chuyển đổi từ Referrer

 

     Cách đo lường:

 

     Bạn cần có mô hình để quan sát, và mô hình quan trọng nhất chính là xem hiệu quả của những trang đích dựa trên nội dung được tham chiếu đến so với các trang đích khác. Việc này giúp bạn đánh giá được giá trị của mỗi nguồn tham chiếu.

 

     Một số có thể chỉ có ích cho SEO (không tệ chút nào) nhưng còn các nguồn khác cạnh tranh được với KPI tương tác của những trang đích thương mại lại có thể là nơi tuyệt vời để thiết lập nên một mối quan hệ dài lâu.

 

2/ Số liệu tương tác

 

     Tương tác với nội dung là một điều thường bị các nhà marketing nhìn nhận thiếu sót nhất. Họ thích những khái niệm như số liệu chia sẻ xã hội và traffic tổng thể, nhưng hiếm khi đánh giá những thống kê tương tác nghiêm túc kia để xác định giá trị nội dung trên website.

 

     Những con số này thực sự là tâm điểm đánh giá hiệu quả nội dung của bạn. Lôi kéo mọi người tới website, và thậm chí là chia sẻ nội dung đó, còn liên quan nhiều đến viết ra tiêu đề và khả năng social media của bạn.

 

     Số liệu con cần theo dõi:

+ Số trang được xem mỗi lượt visit
+ Thời gian ở lại trên trang
+ Tỉ lệ thoát bounce rate

 

     Cách đo lường:

 

     Những số liệu này nếu muốn được đo lường tốt thì cần có mốc cơ sở. Không nghi ngờ gì khi nội dung sẽ làm giảm hiệu quả trang đích sinh ra tiền, tuy nhiên con số bị tác động là bao nhiêu mới quan trọng.

 

     Tương tự bạn muốn theo dõi được ROI tương ứng và giá trị từ những gì mình tạo ra, thì sử dụng các trang khác và traffic để làm phong vũ kế.

 

 

3/ Chia sẻ xã hội

 

     Những số liệu này được dùng nhiều ngày nay, nhưng có thể phần lớn lại bị dùng thiếu đúng đắn. Ví dụ, chúng ta thường đánh giá chia sẻ xã hội, nhưng lại không nằm đúng ngữ cảnh.

 

     Bài viết của bạn có thể nhận được X lượt Facebook Like, nhưng đó có là con số trung bình trên trang, hay chỉ là sự đột biến thất thường? Ngữ cảnh rất quan trọng khi đánh giá giá trị chương trình chia sẻ xã hội.

 

     Nếu bạn có nội dung thực sự được viral, và làm thế nào sao chép được sự thành công ấy.

 

     Số liệu con cần theo dõi:

+ Lượt chia sẻ xã hội
+ Các trang tham chiếu tới nội dung

 

     Cách đo lường: (Nhớ luôn đo lường theo ngữ cảnh)

 

     Mỗi lượt visit sinh ra bao nhiêu lượt chia sẻ, và khách truy cập cư xử như thế nào? Đây là câu hỏi vô cùng quan trọng cần được trả lời và hầu hết các nhà marketing không có sự liên kết, móc nối những khía cạnh này.

 

     Ví dụ, ta thường thấy số “Like” nhiều hơn traffic của nội dung đó, điều đó gợi ý người dùng nhấn Like cho nội dung họ chẳng bao giờ đọc đến.

 

     Các trang mạng xã hội tham chiếu đến nội dung cũng quan trọng bởi mỗi nền tảng có cơ chế gây lan truyền, viral nội dung khác nhau. Xác định ra ROI từ mỗi nền tảng vì nó ảnh hưởng đến trang của bạn và thể loại nội dung có thể giúp bạn khôn khéo hơn khi ra quyết định ngân sách cho chiến dịch.

 

4/ Conversion

 

     Conversion tiêu chuẩn luôn được xem như yếu điểm của kênh content marketing. Tuy nhiên, đó là vì nội dung chưa được tối ưu cho conversion. Chìa khóa thành công ở đây là gọt dũa nội dung để nó tạo ra được conversion chính và conversion phụ.

 

     Conversion chính là thứ rõ ràng, thấy ngay trước mắt, là cái bạn thu được từ doanh số, thông tin khách hàng…Conversion phụ là những yếu tố như lượt đăng kí nhận email, tải hướng dẫn mua sắm…

 

     Những yếu tố này mang đến cơ hội thứ hai để chuyển đổi những vị khách thụ động kia. Bước đi này trong content marketing đẩy người dùng tiến xa hơn trong chu kì mua, nơi họ có nhiều khả năng sẽ thực hiện chuyển đổi hơn.

 

     Số liệu con cần theo dõi:

+ Tỉ lệ conversion chính của mỗi loại nội dung
+ Tỉ lệ conversion phụ của mỗi loại nội dung

 

     Cách đo lường:

 

     Dùng công cụ Conversion trong Google Analytics để theo dõi conversion, chúng đến từ đâu, tỉ lệ conversion như thế nào. Dữ liệu này sau đó có thể đem vào dùng để tinh chỉnh cách tiếp cận và cải thiện hiệu quả.

 

     Qua bài viết trên, TLT Vietnam chắc rằng bạn cũng đã có câu trả lời về vấn đề KPI là gì trong Content Marketing. Nếu bạn cần một nơi cung cấp dịch vụ Content Marketing chuyên nghiệp, hiệu quả, chi phí hợp lý, hãy liên hệ ngay với TLT Vietnam chúng tôi nhé!

 

 HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN 

 

CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT 

Địa chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, số 403 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

Email: tlt@tltvietnam.vn

SĐT: 0283.811.9797

Website: http://tltvietnam.vn/ 

 

Các tìm kiếm liên quan đến kpi là gì

Kpi la gì wikipedia

Kpi la gì pdf

Kpi la gì Wikipedia

Kpi la viết tắt của từ gì

Ví dụ về KPI

 

Nội dung liên quan

 

Cập nhật các thông tin mới nhất để tối ưu website của bạn

Kho giao diện website đẹp mắt tại TLT Vietnam

Tìm hiểu các quy trình chuẩn giúp tối ưu trang website của bạn

Dịch vụ Content Marketing Viết Bài Chuẩn SEO Chuyên Nghiệp

+0
Khách hàng hài lòng
+0
Dự án tuyệt vời
+0
Tên miền đã đăng ký
+0
Chất lượng dịch vụ
NHẬN XÉT KHÁCH HÀNG
Nhật Đông
Thiết kế trang websie như vậy là ổn, bố cục vị trí phân bổ theo yêu cầu 2 bên thống nhất trước đó. Lần sau sẽ ký thêm phần chăm sóc luôn web nhé!
Nghi Phạm
Viết bài content hay, chăm sóc fanpage khá tốt, lượng truy cập vào trang fanpage tăng đáng kể. Like mạnh cho TLT
Quang Trần
Các bạn tư vấn siêu nhiệt tình, hỗ trợ hết mực, lúc nào cũng nói giọng nhỏ nhẹ dễ thương <3 Ủng hộ các bạn TLT dài dài nhé
========