Ma Trận SWOT Là Gì? | Các Yếu Tố Cấu Tạo Nên SWOT

Ma Trận SWOT Là Gì? | Các Yếu Tố Cấu Tạo Nên SWOT

Ma Trận SWOT Là Gì? | Các Yếu Tố Cấu Tạo Nên SWOT

Ma Trận SWOT Là Gì? | Các Yếu Tố Cấu Tạo Nên SWOT

Ma Trận SWOT Là Gì? | Các Yếu Tố Cấu Tạo Nên SWOT
Ma Trận SWOT Là Gì? | Các Yếu Tố Cấu Tạo Nên SWOT

Lập ma trận SWOT - Bước đi quan trọng cho chiến lược marketing

     Ma trận SWOT là công cụ hữu hiệu cho mọi doanh nghiệp khi bắt đầu lên kế hoạch cho một chiến lược marketing truyền thống hay marketing online của doanh nghiệp.

 

     Bất kỳ trong một chiến lược marketing hay kinh doanh gì thì lập SWOT là bước đầu tiên quan trọng, giúp cho doanh nghiệp nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu,....từ đó có thể cải thiện, phát triển,...Vậy ma trận SWOT là gì?

 

     Tìm hiểu về ma trận SWOT


     1. Ma trận SWOT là gì?

 

Ma trận SWOT

 

     SWOT là viết tắt tiếng Anh của 4 từ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Mô hình SWOT là công cụ giúp mang lại cái nhìn tổng quan để phân tích được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ… Mô hình SWOT thường được sử dụng ở bước đầu khi lên kế hoạch marketing cho doanh nghiệp.

 

     2. Công dụng của ma trận SWOT

 

     Ma trận SWOT sẽ giúp mang lại cái nhìn sâu sắc nhất về tổ chức, doanh nghiệp cũng như cụ thể từng dự án. Ma trận SWOT giúp người lập kế hoạch hay chủ doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan, toàn diện trong việc ra quyết định hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch. Vậy nên mô hình này được áp dụng trong nhiều công đoạn như phát triển chiến lược, phát triển thị trường, lập kế hoạch cho công ty, đánh giá hiệu quả hoạt động, ra quyết định, đánh giá đối thủ cạnh tranh, kế hoạch phát triển sản phẩm mới chiến lược mở rộng thị trường,…

 

     Một bản phân tích SWOT có thể giúp bạn gạch đầu dòng những điểm mạnh nhất mà bạn có, tự nhận biết những yếu điểm bạn cần khắc phục, nắm lấy cơ hội từ bên ngoài, và phòng ngừa những thách thức đang ở phía trước.

 

     Khi doanh nghiệp của bạn có được bảng phân tích ma trận SWOT chi tiết chắc chắn sẽ tạo dựng được những chiến lược và đề xuất cần thiết khi kết hợp các yếu tố S-W-O và T với nhau. Đó là những nền móng mà công ty cần để phát triển định hướng trong tương lai.

 

     3. Lịch sử của ma trận SWOT

 

     Mô hình phân tích SWOT được cho rằng do Albert Humphrey phát triển vào những năm 1960- 1970. Đây là kết quả của một dự án nghiên cứu do đại học Standford, Mỹ thực hiện. Dự án này sử dụng dữ liệu từ 500 công ty có doanh thu lớn nhất nước Mỹ (Fortune 500). Nhằm tìm ra nguyên nhân thất bại trong việc lập kế hoạch của các doanh nghiệp này.

 

Ma trận SWOT

 

     Ban đầu mô hình phân tích này có tên gọi SOFT, là viết tắt của: Thỏa mãn (Satisfactory) – Điều tốt trong hiện tại, Cơ hội (Opportunity) – Điều tốt trong tương lai, Lỗi (Fault) – Điều xấu trong hiện tại; Nguy cơ (Threat) – Điều xấu trong tương lai.

 

     Tuy nhiên, cho đến năm 1964, sau khi mô hình này được giới thiệu cho Urick và Orr tại Zurich Thuỵ Sĩ, Albert cùng các cộng sự của mình đã đổi F (Fault) thành W (Weakness) và SWOT ra đời từ đó.

 

     Năm 1973, SWOT được sử dụng tại J W French Ltd và thực sự phát triển từ đây. Đầu năm 2004, SWOT đã được hoàn thiện và cho thấy khả năng hữu hiệu trong việc đưa ra cũng như thống nhất các mục tiêu của tổ chức mà không cần phụ thuộc vào tư vấn hay các nguồn lực tốn kém khác.

 

     Cấu trúc của ma trận SWOT


     Ma trận SWOT là một công cụ hữu ích khi được áp dụng nhằm giải quyết vấn đề trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì SWOT là là thành phần không thể thiếu giúp doanh nghiệp đánh giá, tìm được hướng đi cho doanh nghiệp.

 

     Ma trận SWOT có cấu trúc như sau:

 

     SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats). Trong đó:

 

      Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu.

 

     ➦ Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn.

 

     ➦ Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu.

 

     ➦ Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn.

 

Ma trận SWOT

 

     Có thể thấy, mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh mà bạn đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Nói cách khác,

 

     SWOT giúp bạn chỉ ra đâu là nơi để doanh nghiệp bạn phát triển và đâu là nơi bạn cần phòng thủ. Cuối cùng, kết quả SWOT cần phải được áp dụng một cách hợp lý trong việc đề ra một Kế hoạch hành động ( Action plan) thông minh và hiệu quả .

 

     Sau khi bạn đã hiểu được kỹ hơn về các yếu tố S, W, O, T thì lúc này bạn cần lấp đầy bảng phân tích SWOT ngay.

 

     Cách phân tích 4 thành tố tạo nên ma trận SWOT


     1. Strengths – Điểm mạnh

 

     Bước đầu tiên này bạn sẽ nêu bật được rõ các lợi thế của tổ chức, Doanh Nghiệp của bạn. Đây nên là những đặc điểm nổi trội và độc đáo mà bạn đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. .

 

     Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà bạn có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào? Dưới đây là một vài yếu tố mà bạn có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình:

  • Nguồn lực, tài sản, con người
  • Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
  • Tài chính
  • Marketing
  • Cải tiến
  • Giá cả, chất lượng sản phẩm
  • Chứng nhận, công nhận
  • Quy trình, hệ thống kỹ thuật
  • Kế thừa, văn hóa, quản trị

 

     Bạn cần nhìn nhận thực tế, không tỏ ra khiêm tốn quá, cũng không nên tự cao quá, phải luôn sáng suốt và luôn đúng mực khi đánh giá điểm mạnh của bạn, đặc biệt khi so sánh với đối thủ. Đây cũng là một ưu điểm của mô hình swot.

 

     2. Weaknesses – Điểm yếu

 

     Đối ngược với điểm mạnh thì đây là lúc ban nêu ra những điểm yếu mà tổ chức, doanh nghiệp của bạn làm việc chưa tốt. Nếu như còn lúng túng thì hãy tìm ra các điểm yếu cơ bản thông qua các mặt như như nguồn lực, tài sản, con người…, nếu ở khoản nào không có ở điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém.

 

     Ngoài ra bạn tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: Công việc nào mình làm kém, thậm chí tệ nhất? Việc gì mình đang né tránh? Lời nhận xét tiêu cực nào bạn nhận được từ người tiêu dùng và thị trường .....

 

     Bạn nên nhớ, điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong con người hoặc tổ chức mà chúng cản trợ bạn trên con đường đạt được mục tiêu
của mình. Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn của mình, bạn sẽ trả lời được câu hỏi Đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.

 

Ma trận SWOT

 

     3. Opportunities – Cơ hội

 

     Liệt kê ra những tác động tích cực từ bên ngoài sẽ giúp hỗ trợ công việc kinh doanh của bạn một cách thuận lợi hơn. Có thể là:

  • Sự phát triển, nở rộ của thị trường
  • Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu
  • Xu hướng công nghệ thay đổi
  • Xu hướng toàn cầu
  • Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
  • Mùa, thời tiết
  • Chính sách, luật

 

     4. Threats- Nguy cơ

 

     Bước này sẽ giúp bạn phân tích được các yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho bạn trên con đường đi đến thành công chính là Nguy cơ.

 

     Hãy liệt kê một danh sách các vấn đề sau đây sẽ giúp bạn tìm ra được những nguy cơ mà bạn và tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai.

 

     Sau khi tìm ra nguy cơ, điều bạn cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn. Bạn đã có cách đối phó với những rủi ro tiềm tàng 

 

     Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về ma trận SWOT. Đây được xem là bước không thể thiếu khi bạn muốn phát triển kinh doanh, nó giúp bạn biết khi nào cần tiến khi nào lùi. Hãy lập SWOT ngay bây giờ nhé! Chúc bạn thành công.

 

>> HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN <<

 

CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT 

Địa chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, số 403 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

Email: tlt@tltvietnam.vn

SĐT: 0283.811.9797

Website: http://tltvietnam.vn/ 

 

Các tìm kiếm liên quan đến ma trận swot

Ma trận SWOT la gì và ý nghĩa

Ma trận SWOT la công cụ để

Ưu nhược điểm của ma trận SWOT

 

Thông tin liên quan:

Một Số Giao Diện Thiết Kế Web Ấn Tượng Dành Cho Nhiều Ngành Nghề

Các Quy Trình Chăm Sóc Và Quản Trị Website Tại TLT Vietnam

Các Kiến Thức Chung Về Mảng Marketing Online

Gói Xây Dụng Nội Dung | Content Marketing Độc Đáo

Hướng Dẫn Và Tư Vấn Marketing Online Miễn Phí

Content marketing là gì và các loại content marketing phổ biến hiện nay

 

+0
Khách hàng hài lòng
+0
Dự án tuyệt vời
+0
Tên miền đã đăng ký
+0
Chất lượng dịch vụ
NHẬN XÉT KHÁCH HÀNG
Nhật Đông
Thiết kế trang websie như vậy là ổn, bố cục vị trí phân bổ theo yêu cầu 2 bên thống nhất trước đó. Lần sau sẽ ký thêm phần chăm sóc luôn web nhé!
Nghi Phạm
Viết bài content hay, chăm sóc fanpage khá tốt, lượng truy cập vào trang fanpage tăng đáng kể. Like mạnh cho TLT
Quang Trần
Các bạn tư vấn siêu nhiệt tình, hỗ trợ hết mực, lúc nào cũng nói giọng nhỏ nhẹ dễ thương <3 Ủng hộ các bạn TLT dài dài nhé
========