Mối quan hệ giữa Domain, Web Hosting và DNS là gì?
dns là gì
Nếu là dân trong nghề thì không ai là không biết về những khái niệm liên quan đến domain – DNS – web hosting. Những chủ đề này đa phần sẽ là chủ đề mở, và đã là chủ đề mở sẽ không tránh khỏi những luồng ý kiến khác nhau.
Công ty TNHH TLT Vietnam - đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting uy tín và có nhiều kinh nghiệm - sẽ giới thiệu đến bạn đọc mối quan hệ liên quan giữa "3 anh em" mang tên Domain – Web hosting – DNS là gì.
Mối quan hệ giữa Web Hosting - Doamin - DNS là gì?
1/ Tên miền, hosting là gì?
Điều đầu tiên, chúng ta phải hiểu rõ tên miền và hosting nghĩa là gì, và nó quan trọng đến mức nào.
Hãy hình dung thật đơn giản: nếu bạn là một chủ cửa hàng và bạn đang có một cửa hàng nằm trên mặt tiền Quận 1, vậy chắc chắn cửa hàng của bạn phải có một địa chỉ rõ ràng rồi phải không nào. Kế đến, bạn phải mất một khoản chi phí để thuê mặt tiền bên Quận 1.
Vậy thì tên miền (gọi tắt là domain) chính là địa chỉ của cửa hàng, và hosting chính là chi phí để bạn thuê mặt bằng của cửa hàng.
Tiếp tục chính là website được ví như một cửa hàng kinh doanh, và điều quan trọng là ở trong website đó có chứa những sản phẩm và thông tin nhằm tiếp cận được lượng khách hàng ghé thăm website mỗi ngày.
Một website tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến dịch marketing online. Thế nhưng, điều đáng buồn chính là có những website lại không được đầu tư và bảo mật một cách cẩn thận. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều tới lượng truy cập từ những kênh thông tin khác nhau.
2/ DNS là gì?
Hiện nay trên Google có rất nhiều website đăng tải khái niệm về DNS là gì, phải là những người chuyên về kĩ thuật mới có thể hiểu dễ dàng về khái niệm này. Vì vậy, TLT Vietnam sẽ dùng một khái niệm đơn giản hơn để những bạn mới vào nghề dễ dàng nắm bắt thông tin hơn nhé.
Nếu nói chính xác thì DNS chính là hệ thống phân giải tên miền (Domain Name System), và DNS sẽ giúp thiết lập một mối quan hệ giữa IP và Domain lại nhằm liên kết nhiều thông tin đa dạng trong hệ thống mà người dùng truy cập.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ hiểu hơn nếu như bạn hình dung mỗi website đều có một địa chỉ IP riêng của nó, và chính nhờ có cơ chế làm việc của DNS mà khi chúng ta gõ một tên miền (cyberpanel.vn là một ví dụ), hệ thống phân giải tên miền sẽ đưa chúng ta vào thẳng website của nó mà không cần phải gõ những cụm số IP khó nhớ như 192.168.2.8.
Có thể nói rằng mối quan hệ giữa Domain – DNS – Web Hosting vô cùng quan trọng, đây là bộ 3 không thể tách rời nhau được. DNS giống như một bộ máy phiên dịch những con số IP dài khó nhớ sang định dạng của domain.
Nhất là những website được lập trình bằng tay với những đoạn code php, thì khi có những IP chứa trong hosting và domain, nhân viên kĩ thuật sẽ dễ dàng cho hệ thống code php hoạt động dễ dàng.
Nếu như website không thể chạy được, lỗi đa phần sẽ là do lỗi từ phía IP của nhà cung cấp hosting và domain. Lúc đó, bạn hãy chủ động liên hệ với nhà cung cấp hosting để nhờ họ hỗ trợ nhé.
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp hosting và domain cho khách hàng. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ bạn tìm hiểu đều có những DNS Sever riêng.
Vì vậy, khi mà những trình duyệt website yêu cầu cung cấp địa chỉ IP thì các DNS server của chính nhà cung cấp đấy thực hiện nhiệm vụ phân giải tên miền này mà không phải thông qua nhà cung cấp nào khác.
Cách kết nối DNS là gì?
Kết nối DNS sẽ giúp máy chủ của bạn tăng tốc truy cập Internet và có được những trải nghiệm Internet tốt hơn. Để có thể kết nối DNS trên Windows 7, Windows 8/8.1 và Windows 10 hiệu quả và miễn phí. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện theo các bước:
Bước 1: Vào Control Panel > Network and Sharing Center hoặc nhấp chuột phải vào biểu tượng mạng trên khay hệ thống, chọn Open Network and Sharing Center.
Bước 2: Nhấp chuột vào mục Change Adapter settings bên tay trái.
Bước 3: Chọn kết nối internet hiện đang dùng, nhấp chuột phải vào Properties.
Bước 4: Nhấp chuột vào Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) > Properties > General > Use the following DNS server addresses:
Preferred DNS server: 208.67.222.222
Alternate DNS server: 208.67.220.220
Nhấn OK để hoàn thành việc chọn địa chỉ máy chủ DNS nhằm tăng tốc internet.
Bước 5: Thực hiện cấu hình IPv6, trong cửa sổ Ethernet 2 Properties, chọn Internet Protocol Version 6 (TCP/IPv6) > Properties > General > Use the following DNS server addresses:
Preferred DNS server: 2620:0:ccc::2
Alternate DNS server: 2620:0:ccd::2
Nhấn OK để lưu thay đổi.
Bước 6: Lưu tất cả các thiết lập. Tất nhiên bạn đang sử dụng một DNS với khả năng lướt web nhanh hơn. Nhờ kết nối DNS mà tốc độ internet đã được cải thiện rất nhiều.
Giải quyết lỗi DNS gây mất mạng thường gặp
Khi truy cập vào các trang web, hầu hết người dùng sẽ thấy những thông báo hiển thị lỗi như: This webpage is not available hoặc Unable to resolve the server’s DNS address.
Bước 1: Truy cập vào trang Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) Properties.
Bước 2: Ngay ở mục phía dưới, các bạn sẽ thấy mục Use the following DNS server address hiện ra.
Tại đây, bạn hãy đặt giá trị cho hai mục Preferred DNS server và Alternate DNS server lần lượt là: 8.8.8.8/8.8.4.4. Đây là hệ thống DNS được sử dụng rãi của Google có lượng truy cập nhất gần như nhiều nhất hiện nay.
Bước 3: Trường hợp sau khi đổi DNS của Google nhưng vẫn lỗi mạng, bạn hãy nhấn về mục Obtain DNS server address để máy tính tự cấu hình DNS và thử lại.
Vai trò của DNS là gì?
Trên thực tế, có tổng cộng khoảng 4 loại DNS Server tham gia vào trong hệ thống phân giải tên miền, bao gồm:
1/ Root Name Servers
Loại DNS Server này còn được gọi là Name Server. Đây là một trong bốn Server quan trọng nhất trong hệ thống cấp bậc của DNS. Root Name Server được hiểu đơn giản là một thư viện để định hướng tìm kiếm giúp bạn.
Khi làm việc theo quy trình, khi đã nhận yêu cầu từ DNS Recursive Resolver, thì Root Name Servers sẽ phản hồi rằng nó cần tìm trong các top-level domain name servers ( TLD Name Servers ) cụ thể nào đó.
2/ DNS Recursor
DNS Recursor đảm nhận nhiệm vụ liên lạc với các Server khác để phản hồi đến trình duyệt người dùng. Trong quá trình thu thập thông tin, đôi khi DNS Recursor cũng sẽ cần đến sự giúp đỡ của Root DNS Server.
3/ TLD Nameserver
Khi bạn muốn truy cập Google hay Facebook, thường thì phần mở rộng của bạn sẽ là “.com” đúng không? TLD Nameserver chính là một trong các Top-level Domain.
Server cho loại Top-level domain này hay còn gọi là TLD Nameserver. Đây là một nhà quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của một phần mở rộng tên miền chung.
Theo thứ tự, TLD Name Server sẽ phản hồi từ DNS Resolver. Tiếp theo sẽ giới thiệu nó cho một Authoritative DNS Server (nơi chứa chính thức nguồn dữ liệu của tên miền đó).
4/ Authoritative Nameserver
Khi DNS Resolver tìm thấy Authoritative Nameserver, đó là lúc mà việc phân giải tên miền diễn ra.
Mặt khác, Authoritative Name Server có chứa thông tin cho biết tên miền đang gắn với địa chỉ nào. Nó sẽ cung cấp cho Recursive Resolver địa chỉ IP cần thiết tìm thấy trong danh mục những bản ghi của nó.
Công ty TNHH TLT Vietnam - địa chỉ cung cấp các dịch vụ Hosting giá tốt, chất lượng - mong rằng đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về DNS là gì và DNS có liên quan như thế nào đến Domain và Hosting.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 0283.811.9797 để được tư vấn chi tiết hơn về các gói Hosting nhé!
✪ HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN ✪
CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT
Địa chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, số 403 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM
Email: tlt@tltvietnam.vn
SĐT: 0283.811.9797
Website: http://tltvietnam.vn/
Các tìm kiếm liên quan đến dns là gì
Trỏ DNS là gì
Dns la gì tâm quan trọng của DNS trong việc kết nối mạng và duyệt web
Dns server la gì
Ddns là gì
dns 8.8.8.8 là gì
dns 1.1.1.1 là gì
Máy chủ DNS chuyển giao la gì
Dns client là gì
Nội Dung Liên Quan
Cập nhật các thông tin mới nhất để tối ưu website của bạn
Kho giao diện website đẹp mắt tại TLT Vietnam
Tìm hiểu các quy trình chuẩn giúp tối ưu trang website của bạn
Dịch vụ cung cấp hosting giá tốt chất lượng nhất tại Việt Nam
- LỢI ÍCH CỦA ZALO OA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? (22.09.2023)
- TLT XIN THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ 30/4 - 1/5 (24.04.2023)
- NGÀN LỜI YÊU THƯƠNG XIN GỬI ĐẾN MỘT NỬA CỦA THẾ GIỚI NHÂN NGÀY 8/3 (08.03.2023)
- THÔNG BÁO CHUYỂN ĐỊA CHỈ VĂN PHÒNG TLT (06.03.2023)
- KHAI XUÂN ĐẦU NĂM VỚI NHIỀU ƯU ĐÃI CỰC YÊU (01.02.2023)
- ĐẠI TIỆC TẤT NÊN CÔNG TY TLT - TIỄN NĂM CŨ - ĐÓN NĂM MỚI VỚI NHỮNG HY VỌNG MỚI (11.01.2023)
- LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023 - XUÂN QUÝ MÃO - CÔNG TY TLT VIỆT NAM (07.01.2023)
- TLT THÔNG BÁO NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023 (28.12.2022)