Sitemap là gì và tầm quan trọng chúng trong trang Website

Sitemap là gì và tầm quan trọng chúng trong trang Website

Sitemap là gì và tầm quan trọng chúng trong trang Website

Sitemap là gì và tầm quan trọng chúng trong trang Website

Sitemap là gì và tầm quan trọng chúng trong trang Website
Sitemap là gì và tầm quan trọng chúng trong trang Website

Sitemap là gì và một website cần tạo bao nhiêu Sitemap?

sitemap là gì

     Sitemap XML là bước đi vô cùng quan trọng khi tiến hành SEO cho website, nó giúp hướng dẫn bot Google đến nhanh chóng đến tất cả các nội dung trên website. Việc có một Sitemap XML luôn là một yếu tố xếp hạng trong SEO, vì giúp bot Google có thể truy xuất các bài viết trên website rất nhanh ngay cả khi website được tối ưu liên kết internal kém.

 

Tổng quan Sitemap là gì?


 1. Sitemap là gì?

 

     Sitemap (còn được gọi là sơ đồ của một trang web) là một tập tin văn bản có chứa tất cả các URL (đường dẫn) của một trang web. Sitemap còn có thể chứa các siêu dữ liệu về mỗi URL thông báo sẽ được gửi đến cho bạn khi nó mới được cập nhật. Ngoài ra, Sitemap còn có những ý nghĩa và liên quan gì đến các URL khác trong trang web? Toàn bộ công việc của Sitemap là hướng dẫn cho các bộ máy tìm kiếm thu thập thông tin của trang web một cách hiệu quả đồng thời cập nhật những thay đổi trên trang web của bạn, như là thêm một trang mới hay thay đổi website hiện tại.

 

Sitemap là gì

 

 2. Vì sao website cần có sitemap?

 

     Như khái niệm bên trên, Sitemap có thể giúp công cụ tìm kiếm tìm và chỉ mục cho các bài viết trên website của bạn. Phương thức hoạt động của nó khá đơn giản. Sau khi bạn tạo sitemap và khai báo website lên Google Search Console. Các bot tìm kiếm của Google hay công cụ tìm kiếm sẽ theo đường link này. Thông báo cho Google biết và sau đó Google sẽ tiến hành lập chỉ mục cho chúng.

 

     Việc tạo sitemap cho website rất cần thiết khi website của bạn mới tạo. Vì nó sẽ thay mặt bạn nói với Google “À, em có website mới, anh Google vào xem và index website em nha” .Còn đối với các website đã hoạt động lâu năm. Thì sitemap giúp chúng ta theo dõi mức độ cập nhật của website, nhanh, chậm, lỗi nhiều hay ít. Từ đó có hướng giải quyết khắc phục kịp thời.

 

     Trang web của chúng ta cần phải có sitemap vì ở phần  định nghĩa sitemap chúng ta đã tìm hiểu thì nó có chức năng là một sơ đồ web và rất cần thiết cho website của bạn để có thể đạt được vị trí cao trong hệ thống tìm kiếm, vì các hệ thống tìm kiếm đánh giá cao các website có một sơ đồ điều hướng khi truy cập website. Rất hữu ích cho các bot của các bộ máy tìm kiếm lùng sục trong site của bạn để lập chỉ mục (index), đem lại lợi ích cho chiến lược SEO.

 

     Có nhiều phần mềm hỗ trợ để  làm sitemap như Gsitemap, nhưng bài viết sau sẽ hướng dẫn cho  bạn cách làm sitemap trực tiếp trên internet một cách hiệu quả mà rất nhiều SEOER đã dùng.

 

Trong SEO wesbite thì lợi ích mang lại của Sitemap là gì?


     Sitemap được hiểu đơn giản là bản đồ của website, nó giúp bọ Google dễ dàng di chuyển và tìm kiếm, cập nhật thông tin trên website. Một website có sitemap sẽ thân thiện với Google và dĩ nhiên điều này sẽ rất tốt cho SEO website. Sitemap đem lại rất nhiều lợi ích cho website, và là một công cụ trợ giúp đắc lực cho SEO.

 

– Gia tăng tốc độ index: 

     Tốc độ index nhanh là vấn đề sống còn đối với một số các website tin tức, nhất là các trang báo điện tử thời nay. Không chỉ là một bài viết, việc tạo sitemap rõ ràng còn có thể giúp các gia tăng tốc độ index của tất cả các trang web trên site. Các trang báo cũng là một trong những site mà sitemap thể hiện rõ ràng tầm quan trọng của mình.

 

– Cải thiện khả năng index của website: 

     Với sitemap, tất cả những thay đổi dù là nhỏ nhất trên các site con cũng sẽ được bọ Google  chú ý và thu thập dữ liệu. Sitemap sẽ thông báo cho Googlebot những  trang nào trên site không có thay đổi gì, có thể bỏ qua và những trang mới tạo hay có sự thay đổi về nội dung mà nó cần thu thập dữ liệu.

 

– Cung cấp các siêu dữ liệu của từng trang web đến Google:

     Bao gồm các thông tin về trang web như lần cuối trang được cập nhật là khi nào?, mức độ thường xuyên thay đổi của trang, tầm quan trọng của trang đó đối với các url khác trên site.

 

– Phát hiện được những lỗi phát sinh tiềm ẩn trên site: 

     Việc có sitemap là một lợi thế khi bọ Google sẽ luôn di chuyển dễ dàng trên website, ngoài việc thu thập dữ liệu nhanh hơn nó sẽ còn giúp phát hiện nhũng lỗi phát sinh tiềm ẩn trên website và có cảnh báo cho chúng ta thông qua công cụ Google Search Console.

 

Sitemap là gì

 

Một trang website cần có bao nhiêu sitemap?

 

     Bạn có biết rằng bạn có thể sử dụng nhiều hơn một sitemap? Có một vài cách để thiết lập điều này. Bạn có thể chia thành các phần của trang và tạo sitemap cho từng phần. Bạn có thể tạo sitemap với nhiều loại trang khác nhau chẳng hạn như bài viết blog, trang sản phẩm, trang đích… Bạn có thể tách nó theo trình tự thời gian, index vài trăm trang trong một sitemap và sau đó tạo ra một cái gì đó mới cho vài trăm trang tiếp theo.

 

     Điều này sẽ có lợi hơn là bạn sử dụng một sitemap duy nhất, nó có thể đảm bảo việc index đầy đủ trang web của bạn. Google sẽ thường xuyên trì hoãn việc index thông qua một sitemap và có thể để lại một số phần chưa phân tích.

 

     Một lợi ích khác khi sử dụng nhiều sitemap là phân đoạn nội dung. Nếu bạn thấy rằng một số trang trên trang web của bạn không được index, bạn có thể sử dụng nhiều sitemap để chuẩn đoán được những vấn đề tiềm ẩn. Tốt nhất là sử dụng kỹ thuật này cho các trang web lớn bởi việc chuẩn đoán liên kết và các vấn đề về code là rất khó khăn và mất nhiều thời gian.

 

     Để thực hiện nhiều sitemaps, đầu tiên bạn nên tạo ra một sitemap XML hoàn thiện. Sau đó, bạn có thể chia nhỏ thành nhiều tập tin, chia nhỏ sitemap cho các danh mục chung hoặc bất cứ bộ phận nào mà bạn đã chọn. Khi bạn đã tạo ra những tập tin sitemap cá nhân, bạn sẽ muốn đặt chúng trong một thư mục con trên máy chủ web của bạn. Trong thư mục gốc của bạn, bạn sẽ có một tập tin, sitemap index. Để tạo một sitemap index, bạn tạo một sitemap mới để chỉ index các sitemap khác.

 

Bạn đã biết quy trình tạo Sitemap là gì chưa?


     Sau khi đã tìm hiểu sitemap là gì và lý do vì sao nó quan trọng, chúng ta hãy cùng nhau bàn đến cách thức tạo một sitemap. Trên thực tế thì việc tạo một sitemap không quá khó khăn. Có nhiều cách khác nhau để tạo một sitemap nhưng một trong những cách đơn giản nhất là bạn có thể tạo sitemap trực tuyến bằng 5 bước đơn giản sau:

 

 + Bước 1: Vào địa chỉ http://www.xml-sitemaps.com/. Trên đây bạn có thể tự tạo ra hơn 500 sitemap khác nhau mà hoàn toàn không mất phí. Nếu bạn muốn sử dụng nhiều hơn thì có thể bỏ ra một mức phí khoảng từ 5 đô la đến 40 đô la/ tháng tùy theo những dịch vụ mà bạn mong muốn sử dụng.

 + Bước 2: Điền địa chỉ Url cho website của bạn và hoàn tất một số thông tin cơ bản theo hướng dẫn.

 + Bước 3: Nhấn nút “Start” và chờ quá trình hoàn tất. Sau khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ nhận được một danh sách các file sitemap nhưng chủ yếu bạn cần lưu ý đến 4 file sau: ror.xml, sitemap.html và urllist.txt, sitemap.xml.

 + Bước 4: Tải file xml về. Sau đó, sử dụng Notepad ++ để mở file đã tải và điều chỉnh các thông số Priority cho các url theo ý muốn của bạn.

 + Bước 5: Up file xml lên website của bạn và vào công cụ SEO Google Webmaster để cập nhật sitemap.

 

Sitemap là gì

 

Một số lưu ý khi tạo sitemap

 

     Trong quá trình tạo sitemap, có một số điều sau bạn cần lưu ý. Nếu như bạn đã hiểu rõ sitemap là gì thì có thể bỏ qua phần này vì chúng tôi tin rằng bạn đã biết cách tạo sitemap hiệu quả. Ngược lại, thì bạn hãy lưu ý những điều sau đây nhé.

 

     Một là sitemap nên tương ứng với thiết kế của website. Như đã đề cập, sitemap là tấm bản đồ cho website của bạn. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như tấm bản đồ đó lại không đưa ra những chỉ dẫn phù hợp với thực tế của website? Chắc chắn các bộ máy tìm kiếm như Google sẽ đánh giá website của bạn là một website rác và cần được loại bỏ.

 

     Hai là hạn chế sử dụng những yếu tố đồ họa khi tạo sitemap. Lý do là vì hiện nay người dùng thường hay sử dụng một số chức năng ngăn chặn đồ họa khi lướt các website. Do đó, nếu sitemap có các yếu tố đồ họa thì những yếu tố này sẽ không thể phát huy được vai trò của mình. Khi đó, sitemap của bạn cũng trở nên vô hiệu hóa đối với người dùng và trở nên thừa thải.

 

     Cuối cùng, hãy đặt đường liên kết của sitemap ở trang chính hoặc trang đầu hay bất kỳ nơi nào mà người dùng có thể dễ dàng sử dụng khi cần thiết. Nếu đã hiểu rõ sitemap là gì thì chắc chắn bạn cũng phải biết rằng chức năng sitemap là điều hướng, hỗ trợ người dùng truy cập các trang trên website dễ dàng hơn. Vậy nếu bạn để sitemap ở những nơi khó tìm thì chúng còn tác dụng gì nữa?


» HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN «

 

CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT

Địa Chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, 403 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. HCM

Điện Thoại: 0283.811.9797

Email: tlt@tltvietnam.vn

Website: https://tltvietnam.vn/


 

Các tìm kiếm liên quan đến Sitemap là gì

Cấu trúc sitemap

Sitemap website mẫu

Get sitemaps

Create sitemap website

Cách xem sitemap của website

Xml seo sitemap

How to get sitemap of a website

 

Nội dung liên quan:

Một Số Giao Diện Thiết Kế Web Ấn Tượng Dành Cho Nhiều Ngành Nghề

Các Quy Trình Chăm Sóc Và Quản Trị Website Tại TLT Vietnam

Các Kiến Thức Chung Về Mảng Marketing Online

Hướng Dẫn Và Tư Vấn Marketing Online Miễn Phí

G suite là gì và chúng có bao nhiêu tính năng phổ biến?
+0
Khách hàng hài lòng
+0
Dự án tuyệt vời
+0
Tên miền đã đăng ký
+0
Chất lượng dịch vụ
NHẬN XÉT KHÁCH HÀNG
Nhật Đông
Thiết kế trang websie như vậy là ổn, bố cục vị trí phân bổ theo yêu cầu 2 bên thống nhất trước đó. Lần sau sẽ ký thêm phần chăm sóc luôn web nhé!
Nghi Phạm
Viết bài content hay, chăm sóc fanpage khá tốt, lượng truy cập vào trang fanpage tăng đáng kể. Like mạnh cho TLT
Quang Trần
Các bạn tư vấn siêu nhiệt tình, hỗ trợ hết mực, lúc nào cũng nói giọng nhỏ nhẹ dễ thương <3 Ủng hộ các bạn TLT dài dài nhé
========