SSL là gì và tác hại của một trang web không có chứng chỉ SSL

SSL là gì và tác hại của một trang web không có chứng chỉ SSL

SSL là gì và tác hại của một trang web không có chứng chỉ SSL

SSL là gì và tác hại của một trang web không có chứng chỉ SSL

SSL là gì và tác hại của một trang web không có chứng chỉ SSL
SSL là gì và tác hại của một trang web không có chứng chỉ SSL

SSL là gì và vì sao mỗi trang website đều nên có chứng chỉ SSL?

SSL là gì

     SSL là từ viết tắt của Tầng Socket Bảo mật (Secure Sockets Layer), một công nghệ bảo mật tiêu chuẩn toàn cầu cho phép giao tiếp được mã hóa giữa một trình duyệt web và một máy chủ web.

 

     Nó được sử dụng bởi hàng triệu cá nhân và doanh nghiệp trực tuyến để giảm rủi ro thông tin nhạy cảm (ví dụ như số thẻ tín dụng, tên người dùng, mật khẩu, email, v.v.) bị đánh cắp hoặc can thiệp bởi hacker và những kẻ trộm cắp danh tính. Về bản chất, SSL cho phép “hội thoại” riêng tư chỉ giữa hai bên được dự định.

 

Bạn có biết tầm quan trọng của chứng chỉ SSL là gì không?


 1. Có phải tất cả chứng chỉ SSL đều như nhau không?

 

→ Không.

 

     Có nhiều loại chứng chỉ SSL khác nhau dựa trên số lượng tên miền hoặc miền phụ được sở hữu, chẳng hạn như:

 

 - Chứng chỉ SSL Đơn – bảo mật cho một tên miền hoặc tên miền phụ đáp ứng đầy đủ điều kiện

 - Chứng chỉ SSL Đại diện – bảo mật cho một tên miền và số lượng không giới hạn tên miền phụ của nó

 - Chứng chỉ SSL Đa miền – bảo mật cho nhiều tên miền

 

     Và cấp độ xác thực cần thiết, chẳng hạn như:

 

 - Xác thực Miền – cấp độ này ít tốn kém nhất và bao gồm mã hóa và xác thực cơ bản quyền sở hữu của đăng ký tên miền. Loại chứng chỉ này thường mất vài phút đến vài giờ để nhận được.

 - Xác thực Tổ chức – ngoài mã hóa và xác thực cơ bản quyền sở hữu của đăng ký tên miền, các chi tiết nhất định về chủ sở hữu (ví dụ như tên và địa chỉ) cũng được xác thực. Loại chứng chỉ này thường mất vài giờ đến vài ngày để nhận được.

 - Xác thực Mở rộng (EV) – loại này cung cấp mức độ bảo mật cao nhất do kiểm tra kỹ lưỡng được tiến hành trước khi chứng chỉ này được cấp (và theo quy định nghiêm ngặt trong các nguyên tắc được đặt ra bởi liên đoàn quản lý của ngành chứng chỉ SSL).

 

     Ngoài xác thực tổ chức và quyền sở hữu đăng ký tên miền, sự tồn tại về mặt pháp lý, vật lý và hoạt động của tổ chức được kiểm chứng. Loại chứng chỉ này thường mất vài ngày đến vài tuần để nhận được.

 

SSL là gì

 

 2. Tầm quan trọng của SSL là gì?

 

     Có thể nói rằng, SSL giống như một “xương sống” trong việc đảm bảo an toàn trên Internet. Nó giúp bảo vệ những thông tin nhạy cảm khi chúng được truyền qua các mạng máy tính trên thế giới.

 

     SSL là cần thiết để bảo vệ trang web của bạn, dù cho không có những thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng. Nó cung cấp sự riêng tư, bảo mật nghiêm ngặt và toàn vẹn cho dữ liệu của cả trang web và thông tin cá nhân của người truy cập.

 

SSL mã hóa thông tin nhạy cảm

 

     Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc ngày càng có nhiều website sử dụng SSL. SSL giữ cho những thông tin nhạy cảm được mã hóa khi gửi qua Internet và chỉ có những người nhận được chỉ định mới có thể hiểu nó.

 

     Điều này là quan trọng vì thông tin bạn gửi trên Internet được truyền từ máy tính đến máy tính, rồi đến một máy chủ đích. Bất cứ máy tính nào ở giữa bạn và máy chủ đều có thể nhìn thấy số thẻ tín dụng, tên tài khoản và mật khẩu cùng những thông tin nhạy cảm khác, khi chúng chưa được mã hóa với chứng chỉ SSL (SSL Certificate).

 

     Khi SSL Certificate được sử dụng, thông tin sẽ trở thành không thể đọc được đối với tất cả mọi người, ngoại trừ máy chủ mà thông tin đang được gửi đến. Nhờ đó, hacker và những kẻ lấy cắp không thể đọc hay lấy trộm thông tin.

 

Tính xác thực và độ tin cậy của SSL là gì?


 1. SSL cung cấp tính xác thực như thế nào?

 

     Ngoài mã hóa, một chứng nhận SSL thích hợp cũng cung cấp sự xác thực. Điều này có nghĩa là bạn có thể chắc chắn rằng mình đang gửi thông tin đến đúng máy chủ chứ không phải đến một kẻ mạo danh nào đó đang cố gắng ăn cắp thông tin của bạn.

 

     Điều này có quan trọng không? Bản chất của Internet là khách hàng thường xuyên gửi thông tin thông qua nhiều máy tính. Bất cứ máy nào trong số này đều có thể giả vờ là trang web của bạn và lừa khách hàng gửi thông tin cá nhân đến cho chúng.

 

     Điều này chỉ có thể tránh được bằng cách sử dụng một PKI thích hợp (Public Key Infrastructure) và nhận được một SSL Certificate từ nhà cung cấp SSL đáng tin cậy.

 

     Nhà cung cấp SSL cũng rất quan trọng, tại sao? Nhà cung cấp SSL đáng tin cậy sẽ chỉ cấp một SSL Certification đến cho một công ty, với điều kiện công ty đó được xác nhận rằng đã vượt qua một số cuộc kiểm tra danh tính.

 

     Một số SSL Certification như EV SSL Certificates, yêu cầu xác nhận nhiều hơn những chứng nhận khác.

 

     Làm thế nào để biết nhà cung cấp SSL có đáng tin cậy hay không? Bạn có thể sử dụng SSL Wizard để so sánh giữa các nhà cung cấp SSL, có sẵn trong hầu hết các trình duyệt web.

 

     Trình duyệt web sẽ tạo ra một xác nhận rằng nhà cung cấp SSL đang theo đuổi những hành động cụ thể và được kiểm tra bởi một bên thứ 3 sử dụng tiêu chuẩn như WebTrust.

 

SSL là gì

 

 2. Sự tin cậy mà SSl cung cấp là gì?

 

     Các trình duyệt web sẽ cung cấp cho người dùng những tín hiệu để biết rằng kết nối của mình đang được đảm bảo, đó có thể là một biểu tượng khóa hoặc một thanh màu xanh lá cây.

 

     Nhờ đó, khách hàng sẽ tin tưởng trang web hơn và tăng khả năng mua hàng, gắn bó với website. Nhà cung cấp SSL cũng sẽ cung cấp cho bạn một dấu hiệu tin cậy để làm cho khách hàng tin tưởng hơn nữa.

 

     HTTPS cũng giúp chống lại những cuộc tấn công lừa đảo. Một email lừa đảo là email được gửi từ tên tội phạm đang cố gắng mạo danh trang web của bạn. Email này thường có một liên kết đến website của tên tội phạm hoặc sử dụng Man-in-the-middle attack (tên tội phạm sẽ lừa khách hàng để họ gửi thông tin nhạy cảm đến cho chúng) trên tên miền của website.

 

     Nhưng một kẻ nghe lén, hacker thường khó có được một SSL Certificate, nên nếu trang web có SSL, thì chúng không thể mạo danh website một cách hoàn hảo, và người dùng sẽ ít có khả năng bị lừa đảo hơn.

 

3 tác hại của website khi không sử dụng SSL là gì?


     Bắt đầu từ tháng 1 năm 2017, website sẽ bị Google cảnh báo nếu không sử dụng giao thức HTTPS, nhất là những website cho phép người dùng nhập mật khẩu và gửi thông tin thẻ tín dụng. Thông báo này được ban hành sau khi Google tham gia liên minh toàn cầu để tạo ra một tiêu chuẩn SSL hoàn toàn mới – tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật.

 

1. Website dễ dàng bị hack

 

     Website không sử dụng SSL cũng giống như việc ngôi nhà có cửa nhưng không được khóa, hacker có thể đột nhập vào và ăn cắp bất cứ lúc nào. Website là tâm huyết của chúng ta, sẽ như thế nào khi website tốn bao nhiêu công sức và tiền bạc của mình bị người khác xâm nhập? Thế rồi những thông tin mình có, những điều mình nhọc công xây dựng bỗng bị cướp mất và tàn phá trong phút chốc? Việc kinh doanh bị chững lại, bạn trở lại mốc xuất phát ban đầu – làm lại web và bắt đầu kinh doanh… Không sử dụng SSL thì sớm muộn điều đó cũng xảy ra.

 

2. Khách hàng quay lưng bỏ đi

 

     Khi website bị hack thì không những thông tin của web bị đánh cắp mà những thông tin khách hàng cung cấp cũng trở thành mục tiêu của hacker. Điều này thật sự nguy hiểm đối với những khách hàng truy cập website có hoạt động trao đổi thông tin, cung cấp thông tin thẻ… Khi khách hàng nhìn thấy cảnh báo của Google đối với những website không sử dụng SSL, họ sẽ không bao giờ dám cung cấp thông tin hay tham gia bất cứ hoạt động trao đổi nào trên website của bạn. Vô hình trung bạn đã mất đi một lượng khách hàng tiềm năng, hầu hết họ một khi đã ra đi sẽ không bao giờ quay trở lại.

 

SSL là gì

 

3. Thứ hạng trên Google tụt xuống

 

     Bạn đã biết điều này chưa? Google công bố SSL là một trong những tiêu chí ưu tiên xếp hạng từ năm 2017. Điều đó có nghĩa là gì? Website nào sử dụng SSL sẽ có thứ hạng ưu tiên hơn so với những website không sử dụng. Tại sao lại như vậy? Vì mục đích ra đời của Google chính là phục vụ cho mục đích tìm kiếm thông tin của người dùng. Website nào mang đến giá trị cho người dùng thì website đó sẽ được ưu tiên xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Bên cạnh những giá trị về nội dung, hình thức thì bảo mật chính là yếu tố mà Google sẽ quan tâm trong năm 2017 này. Vì vậy có thể nói những website sử dụng SSL sẽ được Google ưu tiên về thứ hạng hơn so với website không sử dụng.

 

     Bạn đã nhận thấy sự cần thiết phải sử dụng SSL cho website của mình chưa? Hãy sử dụng SSL ngay từ hôm nay, vì một website an toàn với người dùng và thân thiện với cỗ máy tìm kiếm. Vì việc bảo mật thông tin và giữ chân khách hàng ở lại website. Vì việc kinh doanh không thể nào gián đoạn và ngày một phát triển. Hãy lựa chọn gói SSL phù hợp với website của mình.


» HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN «

 

CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT

Địa Chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, 403 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. HCM

Điện Thoại: 0283.811.9797

Email: tlt@tltvietnam.vn

Website: https://tltvietnam.vn/


 

Các tìm kiếm liên quan đến SSL là gì

Https SSL la gì

Ssl Certificate là gì

SSL wiki

ssl/tls

Https la gì

Ssl là gì Wiki

SSL HTTPS

Ssl trên iPhone là gì

 

Nội dung liên quan:

Một Số Giao Diện Thiết Kế Web Ấn Tượng Dành Cho Nhiều Ngành Nghề

Các Quy Trình Chăm Sóc Và Quản Trị Website Tại TLT Vietnam

Các Kiến Thức Chung Về Mảng Marketing Online

Các mô hình của Cloud Computing (Điện toán đám mây)

Công Ty Thiết Kế Website Tốt Nhất Tại Việt Nam

+0
Khách hàng hài lòng
+0
Dự án tuyệt vời
+0
Tên miền đã đăng ký
+0
Chất lượng dịch vụ
NHẬN XÉT KHÁCH HÀNG
Nhật Đông
Thiết kế trang websie như vậy là ổn, bố cục vị trí phân bổ theo yêu cầu 2 bên thống nhất trước đó. Lần sau sẽ ký thêm phần chăm sóc luôn web nhé!
Nghi Phạm
Viết bài content hay, chăm sóc fanpage khá tốt, lượng truy cập vào trang fanpage tăng đáng kể. Like mạnh cho TLT
Quang Trần
Các bạn tư vấn siêu nhiệt tình, hỗ trợ hết mực, lúc nào cũng nói giọng nhỏ nhẹ dễ thương <3 Ủng hộ các bạn TLT dài dài nhé
========