Internet of things là gì và sự đóng góp của IOT trong thời đại 4.0

Internet of things là gì và sự đóng góp của IOT trong thời đại 4.0

Internet of things là gì và sự đóng góp của IOT trong thời đại 4.0

Internet of things là gì và sự đóng góp của IOT trong thời đại 4.0

Internet of things là gì và sự đóng góp của IOT trong thời đại 4.0
Internet of things là gì và sự đóng góp của IOT trong thời đại 4.0

Vạn vật kết nối Internet of things là gì và tầm quan trọng đối với cuộc sống

Internet of things là gì

     Vạn vật kết nối hay internet vạn vật (tiếng Anh: Internet of Things, IoT) là khái niệm đã xuất hiện từ lâu, nhưng phải đến gần đây mạng lưới này mới thực sự được nhiều người quan tâm. Vậy IoT là gì? Tầm quan trọng của IoT đối với cuộc sống ra sao?

 

Internet of things là gì ?


     Internet vạn vật - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Internet of Things, viết tắt là IoT.

 

     Internet vạn vật, hay mạng lưới vạn vật kết nối, viết tắt là IoT, là một hệ thống tương quan giữa các thiết bị máy tính, máy móc, thiết bị kĩ thuật số, các sự vật, động vật và cả con người, với điều kiện chúng có dấu hiệu nhận biết riêng biệt (Unique Identifiers - UIDs) và khả năng truyền đạt dữ liệu mà không phụ thuộc vào sự tương tác của con người với máy tính hay giữa con người với nhau.

 

     Vì vậy, internet vạn vật khác với mạng internet truyền thống ở chỗ: internet truyền thống chỉ là mạng liên kết các máy tính và con người muốn kết nối với máy tính khác hoặc con người khác phải sử dụng các giao thức kết nối của mạng internet thông qua máy tính có nối mạng.

 

     Những thứ trong Internet vạn vật này có thể là con người với trái tim được cấy ghép bằng thiết bị điện tử, là vật nuôi ở trang trại với thiết bị phát tín hiệu sinh học, xe ô tô có cảm biến để cảnh báo cho lái xe khi chỉ số mệt mỏi của họ tăng cao. Bất kể thứ gì dù là do tạo hóa hay những sự vật do con người tạo ra đều có thể mang một địa chỉ IP riêng và có thể truyền tải dữ liệu vào hệ thống.

 

 1. Nguồn gốc ra đời của Internet of things

 

     Kelvin Ashton, người đồng sáng lập của Trung tâm Auto-ID tại MIT, lần đầu tiên nhắc đến khái niệm IoT trong buổi thuyết trình tại tập đoàn P&G (Procter & Gamble) vào năm 1999. Với mong muốn đem RFID (Radio frequency ID) - một thiết bị nhận dạng qua tần số vô tuyến, nhận được sự quan tâm từ những người quản lí của tập đoàn.

 

     Ashton đã gọi phần thuyết trình của ông là "Internet of Things" như là một sự bắt kịp xu thế của thời điểm đó: Internet. Gershenferd - chuyên gia của MIT, trong cuốn sách có tên là "When Things Start to Think " của ông vào năm 1999, mặc dù không đề cập chính xác về thuật ngữ IoT nhưng cũng cung cấp những định hướng rõ ràng về hướng phát triển của hệ thống này.

 

     Càng ngày, càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức đến từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau sử dụng IoT như một công cụ để đạt được hiệu quả cao trong công việc, hiểu rõ khách hàng hơn nhằm nâng cao dịch vụ, cải thiện chất lượng của việc "đưa ra quyết định", từ đó giá trị doanh nghiệp được tăng lên.

 

Internet of things là gì

 

 2. Internet vạn vật - IoT hoạt động như thế nào?

 

     Hệ sinh thái IoT bao gồm các thiết bị thông minh có thể kết nối Internet để nhúng dữ liệu, các thiết bị cảm biến và hệ thống phần cứng truyền thông tin sẽ tiếp nhận những dữ liệu đó, gửi và hành động dựa trên tất cả dữ liệu mà chúng có được trong môi trường IoT. Các thiết bị IoT chia sẻ những dữ liệu cảm biến mà chúng thu thập được bằng cổng kết nối IoT hoặc thiết bị khác nơi dữ liệu cũng được gửi lên hệ thống đám mây (Cloud) để phân tích.

 

     Đôi khi, những thiết bị này lại có sự liên lạc với những thiết bị khác và hoạt động dựa trên những thông tin mà chúng nhận được từ thiết bị khác. Các thiết bị này làm được hầu hết mọi công việc mà không có sự can thiệp của con người, mặc dù con người vẫn có thể tác động lên những thiết bị này. Ví dụ: để thiết lập, chỉ cần cung cấp cho các thiết bị này dữ liệu chỉ dẫn, từ đó chúng sẽ tìm cách hoạt động dựa trên các chỉ dẫn đó.

 

Đặc tính và hệ thống của internet of things là gì?


 1. Đặc tính cơ bản của Internet of things là gì ?

 

– Tính kết nối liên thông(interconnectivity):

     Với IoT, bất cứ điều gì cũng có thể kết nối với nhau thông qua mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.

 

– Những dịch vụ liên quan đến “Things”:

     Hệ thống IoT có khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến “Things”, chẳng hạn như bảo vệ sự riêng tư và nhất quán giữa Physical Thing và Virtual Thing. Để cung cấp được dịch vụ này, cả công nghệ phần cứng và công nghệ thông tin(phần mềm) sẽ phải thay đổi.

 

– Tính không đồng nhất:

     Các thiết bị trong IoT là không đồng nhất vì nó có phần cứng khác nhau, và network khác nhau. Các thiết bị giữa các network có thể tương tác với nhau nhờ vào sự liên kết của các network.

 

– Thay đổi linh hoạt:

     Status của các thiết bị tự động thay đổi, ví dụ, ngủ và thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị đã thay đổi,và tốc độ đã thay đổi… Hơn nữa, số lượng thiết bị có thể tự động thay đổi.

 

– Quy mô lớn:

     Sẽ có một số lượng rất lớn các thiết bị được quản lý và giao tiếp với nhau. Số lượng này lớn hơn nhiều so với số lượng máy tính kết nối Internet hiện nay. Số lượng các thông tin được truyền bởi thiết bị sẽ lớn hơn nhiều so với được truyền bởi con người.

 

Internet of things là gì

 

 2. Một hệ thống IoT phải thoả mãn các yêu cầu nào?

 

– Kết nối dựa trên sự nhận diện: Nghĩa là các “Things” phải có ID riêng biệt. Hệ thống IoT cần hỗ trợ các kết nối giữa các “Things”, và kết nối được thiết lập dựa trên định danh (ID) của Things.

– Khả năng cộng tác: hệ thống IoT khả năng tương tác qua lại giữa các network và Things.

– Khả năng tự quản của network: Bao gồm tự quản lý, tự cấu hình, tự chữa bệnh, tự tối ưu hóa và tự có cơ chế bảo vệ.

– Dịch vụ thoả thuận: dịch vụ này để có thể được cung cấp bằng cách thu thập, giao tiếp và xử lý tự động các dữ liệu giữa các “Things” dựa trên các quy tắc(rules) được thiết lập bởi người vận hành hoặc tùy chỉnh bởi các người dùng.

– Các Khả năng dựa vào vị trí(location-based capabilities): Thông tin liên lạc và các dịch vụ liên quan đến một cái gì đó sẽ phụ thuộc vào thông tin vị trí của Things và người sử dụng. Hệ thống IoT có thể biết và theo dõi vị trí một cách tự động.

– Bảo mật: Trong IoT, nhiều “Things” được kết nối với nhau. Chính điều này làm tăng mối nguy trong bảo mật, chẳng hạn như bí mật thông tin bị tiết lộ, xác thực sai, hay dữ liệu bị thay đổi hay làm giả.

– Plug and play: các Things phải được plug-and-play một cách dễ dàng và tiện dụng.

 

Ứng dụng hiện tại và tương lai của internet of things là gì ?


1. Ứng dụng trong hiện tại

 

     IoT có ứng dụng rộng vô cùng, có thể kể ra một số thư như sau:

 - Quản lí chất thải

 - Quản lí và lập kế hoạch quản lí đô thị

 - Quản lí môi trường

 - Phản hồi trong các tinh huống khẩn cấp

 - Mua sắm thông minh

 - Quản lí các thiết bị cá nhân

 - Đồng hồ đo thông minh

 - Tự động hóa ngôi nhà…

 

Internet of things là gì

 

2. Ứng dụng của tương lai

 

     Để thu được tối đa giá trị lợi nhuận từ Iot, các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải chuyển đổi mô hình tổ chức của mình dựa trên thực tiễn tác động của Iot với thực tế. Theo Cisco, có 8 mô hình cơ bản sẽ rất hiệu quả khi được ứng dụng hợp lý Iot trước mắt bao gồm:

 

 - Nhà máy thông minh

 

     Việc tích hợp thêm kết nối cho các quy trình sản xuất và ứng dụng sẽ cho phép mở rộng năng lực sản xuất của nhà máy, cắt giảm kho vật tư lưu do có thể thiết lập quy trình cung cấp vật tư theo thời gian thực, cắt giảm chi phí trung bình của việc sản xuất và chuỗi cung ứng.

 

     Mô hình mới này cũng cho phép các nhà máy được lập trình tổng thể để phù hợp với từng kiểu hình sản xuất. Trong khi đó, thông tin báo cáo từ mức chi tiết nhỏ nhất có thể được thu thấp về các “kho” điện toán đám mây nhằm phục vụ cho việc điều chỉnh nhân lực, nguồn tài chính và công nghệ.

 

 - Tiếp thị và quảng cáo kết nối

 

     Đây có lẽ là mô hình đang có sức phát triển vượt bậc nhất hiện nay. Bản thân sự hiện diện của các công cụ kết nối đã hoàn toàn thay đổi cách tiếp cận của doanh nghiệp với khách hàng của mình cũng như trong các công tác phân tích thói quen tiêu dùng, tối ưu hoá sự tương tác…

 

     Nói cách khác, Iot đã cho phép doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn góc nhìn đối với khách hàng và phát triển những thông điệp riêng với các thiết bị đem lại lợi ích lớn nhất cho họ. Trong khi đó, về phía người dùng, việc thanh toán dễ dàng, tiếp cận thông tin nhanh chóng … cũng là tiền đề cho mức tăng lợi nhuận không nhỏ.

 

 - Mạng lưới điện thông minh

 

     Một hệ thống điện hiện đại với tính hiệu quả cao vận hành dựa trên kết nối máy móc – máy móc thông qua cảm biến, mạng tích hợp và điện toán đám mây sẽ sử dụng các kết nối thông tin để tương tác nhằm nâng cao độ tin cậy, cắt giảm chi phí vận hành cũng như đưa ra được các phương án phân phối năng lượng tối ưu.

 

     Mạng lưới này sẽ có thể tự nhận diện và khắc phục lỗi, kiểm soát hướng di chuyển của dòng điện theo yêu cầu thực tế (đèn sáng theo môi trường, điều hoà hoạt động theo nhiệt độ bên ngoài, phân bổ công suất mạng lưới điện theo yêu cầu…) cải thiện hiệu quả hệ thống sản xuất và dĩ nhiên cho phép tích hợp dễ dàng cả những giải pháp “xanh” như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió vào các hệ thống điện sẵn có.

 

 - Giải trí kết nối

 

     Trong một vài năm trở lại đây, iot thực tế đã đem đến cho người tiêu dùng một phương thức giải trí hoàn toàn mới: chơi với nhau từ khoảng cách địa lý xa xôi, ở mọi khung thời gian, sử dụng nhiều thiết bị đa dạng (iPad, máy tính cá nhân, Playstation, Xbox… ).


» HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN «

 

CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT

Địa Chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, 403 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. HCM

Điện Thoại: 0283.811.9797

Email: tlt@tltvietnam.vn

Website: https://tltvietnam.vn/


 

Các tìm kiếm liên quan đến Internet of things là gì

Thuyết trình về IoT

Học IoT La gì

Internet of Things

Ứng dụng của IoT

Tổng quan về Internet of Things

 

Nội dung liên quan:

Một Số Giao Diện Thiết Kế Web Ấn Tượng Dành Cho Nhiều Ngành Nghề

Các Quy Trình Chăm Sóc Và Quản Trị Website Tại TLT Vietnam

Các Kiến Thức Chung Về Mảng Marketing Online

Hướng Dẫn Và Tư Vấn Marketing Online Miễn Phí

Các cách phát hiện và khắc phục khi Website bị dính mã độc

+0
Khách hàng hài lòng
+0
Dự án tuyệt vời
+0
Tên miền đã đăng ký
+0
Chất lượng dịch vụ
NHẬN XÉT KHÁCH HÀNG
Nhật Đông
Thiết kế trang websie như vậy là ổn, bố cục vị trí phân bổ theo yêu cầu 2 bên thống nhất trước đó. Lần sau sẽ ký thêm phần chăm sóc luôn web nhé!
Nghi Phạm
Viết bài content hay, chăm sóc fanpage khá tốt, lượng truy cập vào trang fanpage tăng đáng kể. Like mạnh cho TLT
Quang Trần
Các bạn tư vấn siêu nhiệt tình, hỗ trợ hết mực, lúc nào cũng nói giọng nhỏ nhẹ dễ thương <3 Ủng hộ các bạn TLT dài dài nhé
========