Bạn đã hiểu hết ý nghĩa các thông số trong Google Analytics là gì chưa?
Google Analytics là gì
Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về công cụ đo lường website Google Analytics, bạn nên bắt đầu bằng một số thông tin và các khái niệm cơ bản. Bài viết này của TLT Vietnam sẽ cho bạn các kiến thức tổng quan nhất!
Kiến thức chung về Google Analytics là gì?
1. Google Analytics là gì?
Google Analytics là công cụ phân tích website đáng tin cậy thuộc quyền sở hữu và phát triển của Google. Với công cụ này, các nhà phân tích, đánh giá website và các người làm SEO sẽ có thể định hướng và đánh giá tổng thể hiện trạng website của mình. Công cụ Google Analytics được tổng hợp và thống kê trực tiếp bởi công cụ tìm kiếm của Google, hệ thống các con bot dò tìm và quét website nên thường mang lại độ chính xác khá cao cho người dùng.
Google Analytics cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin từ tổng quát đến chi tiết như lượt view trang web, thời gian ở lại trên trang, tỉ lẹ thoát trang, tỉ lệ phản hồi… trên từng trang nhỏ trong website. Ngoài ra, GA còn có thể lọc được các lượt view ảo, đánh giá website của bạn trên lượt truy cập thực sự của người dùng.
GA được cung cấp miễn phí và vô cùng dễ đăng ký nên hiện được phần lớn các công ty, doanh nghiệp sử dụng để đánh giá và quản trị website cho họ. Theo dữ liệu tính đến ngày 9/7/2014, hiện đang có 26.477.082 website đang cài đặt Google Analytics.
2. Các tính năng chính của Google Analytics là gì?
- Tùy chỉnh Dashboard để xem những dữ liệu cần thiết
- Sử dụng Advanced Segment để theo dõi các chiến dịch cụ thể
- Xem dữ liệu nhân khẩu học của nguồn đối tượng truy cập vào website: Nhóm tuổi, địa điểm, chủ đề ưa thích…
- Xem các nội dung, từ khóa mà khách hàng thường xuyên tìm kiếm trên website
- Funnel Visualization: Kiểm tra người dùng thoát trang ở bước nào trong quá trình mua hàng – thanh toán.
- Theo dõi doanh thu của các sản phẩm
- Theo dõi hành vi người sử dụng (Multi-Channel Funnels)
- Tạo các mô hình so sánh mức độ tham gia của các kênh marketing (Model Comparision)
Cách thức hoạt động và lợi ích khi sử dụng Google Analytics là gì?
1. Phương thức hoạt động của Google Analytics
Bước 1:
Khi người dùng truy cập vào trang web, và mã theo dõi GA được tải (mã theo dõi này khi được gắn lên trang web sẽ không làm thay đổi hay ảnh hưởng đến giao diện, nó chỉ là một đoạn tag code JavaScript). Sau đó nó sẽ kiểm tra ngươi dùng đã từng truy cập vào website hay chưa. Nếu người dùng đã từng truy cập thì thông tin được lưu trong cookie và sẽ được cập nhật mới. Và nếu không có cookie, thì sau đó một cookie mới sẽ được tạo trong trình duyệt web của người dùng.
Bước 2:
Tiếp đó, mã theo dõi sẽ gửi thông tin đến máy chủ của Google Analytics. Thông tin này bao gồm các thông tin chi tiết như cách người dùng truy cập trang web của bạn, họ đang xem trang nào, và đã từng xem trang nào v.v.
Bước 3:
Sau đó, máy chủ của Google sẽ xử lý tất cả các thông tin được gửi từ mã theo dõi GA vào cơ sở dữ liệu. Khi bạn đăng nhập vào tài khoản Google Analytics, và các hành động xem báo cáo chính là lúc bạn đang truy vấn vào cơ sở dữ liệu này, và thông tin về báo cáo sẽ được hiển thị trên giao điện của Google Analytics.
Điều quan trọng là dữ liệu mà bạn thấy trong báo cáo Google Analytics là dữ liệu đã được thu thập và xử lý vào cơ sở dữ liệu. Nếu bạn quên đặt code tag GA trên một trang nào đó thì dữ liệu sẽ không được thu thập. Và bạn không thể thay đổi những dữ liệu đã được thu thập trên báo cáo GA. Do đó, việc thiết lập và “gắn đúng tag GA” rất là quan trọng để thu thập dữ liệu chính xác nhất.
2. Lợi ích mang lại của Google Analytics
Google Analytics mang đến rất nhiều lợi ích. Đặc biệt là phục vụ những người làm SEO. Một trong những tác dụng lớn nhất phải kể đến của google analytics là phân tích thống kê lượt truy cập vào website hàng ngày. Bạn có thể dễ dàng theo dõi và biết được hàng ngày có bao nhiều người vào web, thời gian vào web là bao lâu, mục nào trên web được nhiều người ghé thăm nhất. Thậm chí xem chi tiết hơn về người dùng từ những vùng miền nào, họ xem trên điện thoại hay máy tính, dùng trình duyệt gì, vào web nhiều nhất vào khoảng thời gian nào,..
Sử dụng Google Analytics bạn còn có thể dễ dàng nghiên cứu về hành vi thói quen của khách hàng. Thông qua việc theo dõi hành vi của khách hàng, bạn sẽ biết điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Từ đó, phát huy được thế mạnh của mình và và hạn chế đi những điểm yếu.
a. Các lợi ích khác của Google Analytics:
- Công cụ trực quan hóa dữ liệu bao gồm bảng điều khiển, biểu đồ chuyển động, hiển thị thay đổi dữ liệu theo thời gian.
- Phân tích, theo dõi tỷ lệ chuyển đổi.
- Dễ dàng xuất file báo cáo
- Chia sẻ quyền quản trị người dùng với nhiều email khác nhau
- Tích hợp với các sản phẩm khác của Google, chẳng hạn như AdWords, Public Data Explorer và Trình tối ưu hóa trang web.
b. Thống kê nguồn truy cập của người dùng từ đâu?
- Trực tiếp, từ mạng xã hội, trang tìm kiếm hay từ các trang web khác link sang
- Thống kê lượng truy cập từ các thiết bị mobile, desktop hay tablet
- Thống kê hành vi truy cập của người dùng với các nội dung của website, biết được khách xem nội dung nào nhiều hay ít
Trên đây TLT Vietnam giới thiệu qua các chức năng chính hay dùng, và còn nhiều chức năng thống kê hữu ích nữa, bạn hãy sử dụng và tìm hiểu thêm để có những trải nghiệm thú vị với công cụ báo cáo của Google Analytics.
Các chỉ số cơ bản để phân tích báo cáo trong Google Analytics là gì?
Nếu bạn đã từng sử dụng Google Analytics, chắc hẳn bạn sẽ bị ngợp trước một loạt các chỉ số Google Analytics và cũng không biết nên học kĩ những chỉ số quan trọng nào. Trước khi muốn phân tích bất kì báo cáo nào, bạn cũng phải hiểu rõ ý nghĩa của từng chỉ số. Để đọc tốt các báo cáo của Google, bạn cần biết 7 chỉ số Google Analytics sau đây:
1. Người dùng
Chỉ số Người dùng, trong tiếng anh là User hoặc Visitor đều được, là chỉ số cơ bản mà ai cũng có thể hiểu được. Chỉ số người dùng cho biết số lượng người đã ra vào website của bạn. Giống như việc đếm số khách ra vào một cửa hàng vậy.
Tuy nhiên, điểm khác ở chỗ Google Analytics xác định người bằng “mã theo dõi“, còn các cửa hàng xác định bằng cách đếm đầu người chẳng hạn. Trong môi trường kĩ thuật số, website hay bất cứ một nền tảng nào khác, đều phải có phương thức xác định người dùng của riêng mình. Đối với Google Analytics, họ sử dụng “cookie – mã theo dõi”.
Trong Google Analytics chia ra làm hai loại người dùng: người dùng mới và người dùng cũ. Tổng số lượng người dùng bằng hai loại này cộng lại. Bạn có thể xem thêm video để hiểu rõ hơn.
2. Phiên Google Analytics
Cũng giống như một phiên chợ, một ca làm việc, Phiên trong Google Analytics có ý nghĩa tương tự. Từ lúc người dùng bắt đầu vào website cho đến lúc người dùng thoát ra ngoài được coi là kết thúc một phiên. Trong một phiên có thể có nhiều hành động xảy ra như xem video, xem ảnh, ấn internal link, ấn like,… được gọi chung là Tương tác.
Bạn vào Google Analytics sẽ hay thấy chỉ số Phiên xuất hiện ở hầu hết các báo cáo. Số lượng phiên nhiều tức là đang có nhiều traffic truy cập vào website. Trong việc đánh giá chiến dịch marketing có hiệu quả hay không, chỉ số Phiên gần như là chỉ số đầu tiên bạn nhìn vào để đánh giá số lượng người đã vào website.
3. Thời gian trên trang
Chỉ số này đo thời lượng người dùng ở trên một trang bất kì. Ví dụ bạn vào trang A trong 2 phút sau đó chuyển sang trang B, thì thời gian trên trang A là 2 phút. Bạn vào báo cáo Hành vi > Nội dung trang web > Tất cả các trang.
Thời gian trung bình trên trang = Tổng lượng thời gian trên trang / Số lần xem trang
4. Thời lượng của phiên
Đúng như tên gọi, đây là thời lượng của cả quãng thời gian người dùng ở trên website, chứ Thời gian trên trang chỉ tính cho 1 trang cụ thể. Bạn có thể xem ở báo cáo Sức thu hút > Tất cả lưu lượng truy cập > Kênh.
Thời lượng trung bình của phiên = Tổng thời lượng của tất cả phiên / Tổng tất cả các phiên.
5. Tỷ lệ bỏ trang
Có rất nhiều nhầm lẫn giữa tỷ lệ bỏ trang và tỷ lệ thoát trang, giữa Bounce Rate và Exit Rate. Do Google Analytics dịch không sát nghĩa nên mới dẫn tới sai lầm này. Thực tế, Bounce Rate là tỷ lệ bỏ trang, còn Exit Rate là tỷ lệ thoát trang.
Tỷ lệ bỏ trang là tỷ lệ phần trăm của số phiên truy cập chỉ có một trang duy nhất và không có tương tác. Tức là người dùng vào xem một trang duy nhất rồi thoát và không có bất kì tương tác nào, sẽ bị coi là bỏ trang.
6. Tỷ lệ thoát trang
Thoát trang tức là thoát hẳn ra ngoài website, kết thúc một phiên truy cập. Tỷ lệ thoát trang có lẽ sẽ không có gì đáng phải quan tâm bởi người nào vào website rồi cũng sẽ phải thoát. Tuy nhiên, có những trang “đặc biệt” có tỷ lệ thoát cao là điều đáng phải lưu tâm.
Những trang đặc biệt ở đây đó là những trang nằm trong quá trình mua hàng. Thông thường, quá trình mua hàng có khoảng 2 đến 4 bước. Nếu khách hàng vì một lí do nào đó, thoát ngang chừng trong quá trình mua hàng, ví dụ tỷ lệ thoát rất nhiều ở trang thanh toán. Như vậy tỷ lệ thoát ở trang này sẽ không tốt và bạn cần khắc phục vấn đề sớm.
7. Tỷ lệ chuyển đổi
Một chỉ số không thể không quan tâm đối với bất kì người làm marketing nào. Chỉ số cho biết có bao nhiêu chuyển đổi trên tổng số phiên trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể xem báo cáo tỷ lệ chuyển đổi ở Số chuyển đổi > Mục tiêu > Tổng quan.
Để Google Analytics cập nhật dữ liệu này, bắt buộc bạn phải cài đặt mục tiêu cho website. Mục tiêu ở đây không nhất thiết phải là mua hàng, mà có thể là đăng kí nhận tin, ném sản phẩm vào giỏ hay xem video cũng được coi là chuyển đổi.
Các chỉ số Google Analytics trên đều được sử dụng rất nhiều trong việc đọc báo cáo, cũng như tạo báo cáo tùy chỉnh. Do vậy, đảm bảo bạn hiểu rõ ý nghĩa của từng chỉ số, tránh bị nhầm lẫn trong quá trình phân tích.
» HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN «
CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT
Địa Chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, 403 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. HCM
Điện Thoại: 0283.811.9797
Email: tlt@tltvietnam.vn
Website: https://tltvietnam.vn/
Các tìm kiếm liên quan đến Google Analytics là gì
Analytic là gì
Adobe Analytics là gì
Https www google analytics
Analytics Android là gì
Google Analytics chỉ cho phép bạn theo dõi đến số lượng pageview lớn nhất là bao nhiêu
Analytics tiếp tục dùng
Goôgle analytics
Google Tag Manager là gì
Nội dung liên quan:
Một Số Giao Diện Thiết Kế Web Ấn Tượng Dành Cho Nhiều Ngành Nghề
Các Quy Trình Chăm Sóc Và Quản Trị Website Tại TLT Vietnam
Các Kiến Thức Chung Về Mảng Marketing Online
- LỢI ÍCH CỦA ZALO OA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? (22.09.2023)
- TLT XIN THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ 30/4 - 1/5 (24.04.2023)
- NGÀN LỜI YÊU THƯƠNG XIN GỬI ĐẾN MỘT NỬA CỦA THẾ GIỚI NHÂN NGÀY 8/3 (08.03.2023)
- THÔNG BÁO CHUYỂN ĐỊA CHỈ VĂN PHÒNG TLT (06.03.2023)
- KHAI XUÂN ĐẦU NĂM VỚI NHIỀU ƯU ĐÃI CỰC YÊU (01.02.2023)
- ĐẠI TIỆC TẤT NÊN CÔNG TY TLT - TIỄN NĂM CŨ - ĐÓN NĂM MỚI VỚI NHỮNG HY VỌNG MỚI (11.01.2023)
- LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023 - XUÂN QUÝ MÃO - CÔNG TY TLT VIỆT NAM (07.01.2023)
- TLT THÔNG BÁO NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023 (28.12.2022)