Công nghệ 4.0 và xu hướng Digital Marketing
công nghệ 4.0
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mở ra kỉ nguyên mới cho ngành Marketing: dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số, thuật ngữ Digital Marketing cũng từ đó mà ra đời.
Vậy trong bối cảnh công nghệ đang phát triển làm thay đổi bản chất của thị trường như hiện nay, làm cách nào để doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu và thích nghi với các phương thức marketing mới phù hợp với bối cảnh thị trường?
Hãy cùng TLT Vietnam bàn bạc về marketing 4.0 trong bài viết dưới đây nhé!
Sơ lược về thời đại công nghệ 4.0
1. Thời đại công nghệ 4.0 là gì? Ý nghĩa của thời đại 4.0
Để đạt đến mức độ phát triển như ngày nay, lịch sử loài người đã trải qua rất nhiều cuộc cách mạng: cách mạng nông nghiệp, cách mạng nông nghiệp.
Và cuộc cách mạng đang diễn ra ngay lúc này, tác động từng giờ từng phút tới đời sống của nhân loại chính là cách mạng Công nghệ 4.0 được rất nhiều người biết đến.
Thời đại công nghệ 4.0 tập trung vào sự phát triển của công nghệ. Tức là tất cả những gì liên quan đến hệ thống vật lý không gian mạng Internet.
Như chúng ta đều có thể cảm nhận được, công nghệ đang và sẽ tạo ảnh hưởng to lớn lên tất cả các ngành và lĩnh vực đời sống. Kỷ nguyên khác biệt này tạo ra tốc độ phát triển sản xuất, xã hội siêu nhanh chóng, phá bỏ các truyền thống trước đây.
Mặc dù không thể xác định chính xác thời điểm công nghệ 4.0 bắt đầu, nhưng tốc độ phát triển của nó là vô hạn định và chưa từng có tiền lệ. Thời đại 4.0 phát triển nghĩa là tất cả chúng ta đang đứng trước một cơ hội đổi mới lớn.
Và cũng có nghĩa là rất nhiều thách thức khổng lồ đang chờ đợi ở phía trước. Vậy, để sống trọn trong thời đại 4.0 này, chúng ta cần chuẩn bị cho mình những gì?
2. Kinh doanh trong thời đại 4.0
Thời điểm hiện tại chính là cơ hội vàng để khởi nghiệp thời đại 4.0. Kể cả các doanh nghiệp lâu năm cũng hoàn toàn có thể đổi mới và gia nhập vào cuộc đua, vì cơ hội là vô cùng rộng.
Trước hết, chúng ta cần nắm rõ một điều là kinh doanh trong thời 4.0 phải luôn luôn đổi mới. Công nghệ thay đổi từng ngày, từng giờ với tốc độ siêu chóng mặt.
Bạn phải nắm rõ thời đại 4.0 là gì và nắm bắt từng chuyển động của nó mới không bỏ lại đằng sau. Những lối mòn tư duy cũ sẽ không còn hiệu quả. Sự “ra đi” của các hãng đình đám một thời như Nokia, Yahoo là ví dụ cho việc đó.
Về việc chọn mặt hàng kinh doanh, chúng ta cũng cần phải cân nhắc xem liệu đó có phải sản phẩm thị trường đang cần không. Tìm đến các sản phẩm dịch vụ mới lạ, đánh vào thị trường ngách,… đều là những gợi ý hay.
Dù có thể sản phẩm, dịch vụ của bạn là sản phẩm thông dụng truyền thống thì cũng có thể cải tiến, ứng dụng công nghệ vào để hoàn thiện hơn.
Tiếp đó, việc áp dụng công nghệ vào phương thức quảng cáo, Marketing hay bán hàng là rất quan trọng. Bán hàng kiểu truyền thống giờ đây đã bị bán hàng qua internet cạnh tranh cực kỳ khốc liệt.
Để có thể thành công, người kinh doanh thông thái thời đại này cần mở rộng nhiều kênh bán hàng cũng như Marketing (trên các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội,…).
Xu hướng Marketing trong thời đại công nghệ 4.0
Với sự phát triển của internet và công nghệ 4.0 tiên tiến như hiện giờ, con người kết nối với nhau rộng hơn và khái niệm “thế giới phẳng” trở nên rõ ràng hơn.
Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng trở nên quyền lực hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn, do đó doanh nghiệp cần có sự thay đổi về tư duy bán hàng và tiếp thị sao cho phù hợp.
Trong cuốn sách “Marketing 4.0: Moving from Traditional to Digital”, “ông tổ” ngành marketing Philip Kotler có đề cập đến sự chuyển dịch từ Marketing 4P sang 4C.
4P trong truyền thống gồm có Product, Price, Promotion, Place. Trong Marketing 4C cũng có các yếu tố tương ứng như sau:
1. Co-creation:
Là việc dựa vào kiến thức, trải nghiệm, nhu cầu của cộng đồng để tạo nên nguồn thông tin đầu vào cho các doanh nghiệp. Co-creation có thể dễ nhận thấy nhất ở các công ty công nghệ.
Các công ty công nghệ luôn luôn có một cộng đồng người dùng sử dụng hằng ngày. Họ có kiến thức, có trải nghiệm với sản phẩm nên họ sẽ biết nên cải tiến ở những điểm nào.
Từ đó, bộ phận R&D của các doanh nghiệp sẽ dựa vào ý kiến của các cộng đồng đó để cải tiến sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp sẽ có sự chọn lọc những thông tin thực sự hữu ích, nhờ đó họ tiết kiệm được nguồn lực nghiên cứu và phát triển của mình.
2. Currency:
Một ví dụ dễ thấy nhất là việc định giá của Uber và Grab. Thông thường, khi đi taxi truyền thống thì dù mưa hay nắng cũng chỉ có một mức giá cố định. Còn định giá của Grab và Uber sẽ linh hoạt theo nhu cầu của thị trường.
Nếu cầu lớn hơn cung vào thời điểm nào đó thì giá sẽ bị đẩy lên cao hơn. Tuy nhiên, nhìn vào khả năng linh hoạt của giá chúng ta phải hiểu rằng không phải giá lúc nào cũng tăng, mà đôi khi còn được giảm.
Khách hàng được giảm giá trong trường hợp đã sử dụng lâu dài dịch vụ/sản phẩm. Vậy cũng cùng là một loại sản phẩm nhưng được định giá rất linh hoạt, tuỳ theo khách hàng của mình là ai.
Chúng ta có thể thấy rõ ràng chi phí đi tìm một khách hàng mới bao giờ cũng cao hơn chi phí để giữ một khách hàng cũ. Vì vậy, mô hình định giá theo Currency rất thú vị.
3. Community (Kích hoạt cộng đồng):
Sau khi dựa vào chữ C đầu tiên, Co-creation, dựa vào thông tin từ cộng đồng để đưa ra những cải tiến, những sản phẩm mới, thì chúng ta phải đi tiếp cận lại chính cộng đồng của mình.
Vì mới được tạo ra dựa trên nhu cầu của cộng đồng này, cho nên họ sẽ là những người dễ dàng đón nhận sản phẩm mới. Cộng đồng này sẽ tạo nên những người dùng đầu tiên và dần dần lan truyền sang các cộng đồng khác.
4. Conversation (Thảo luận):
Các cuộc thảo luận vô tình sẽ trở thành một kênh truyền thông miễn phí. Khách hàng thảo luận với nhau, chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm.
Những người xung quanh họ sẽ nghe được những câu chuyện đó, hoặc sẽ được giới thiệu sử dụng. Đó chính là một kênh quảng bá cho doanh nghiệp.
Dịch chuyển hiệu quả trong thời đại công nghệ 4.0
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là cuộc cách mạng mang tính toàn cầu, không ngừng phục vụ cuộc sống của con người ngày càng thuận tiện hơn, đáp ứng nhu cầu kết nối về mặt xã hội, giúp con người có thể điều khiển và thiết kế cuộc sống theo mong muốn.
Khách hàng của bạn đang sống trong kỷ nguyên công nghệ số, vì thế Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp cần phải nắm bắt để “chạm” tới khách hàng.
Lưu ý: “Dịch chuyển” không có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn chiến lược cũ, mà là có sự kế thừa, phối hợp và tối ưu chiến lược sao cho phù hợp với thực tế của từng ngành nghề và từng doanh nghiệp.
1. Từ “phân khúc và chọn thị trường mục tiêu” đến “sự chấp nhận của cộng đồng khách hàng”
Trong kỷ nguyên 4.0, các khách hàng được kết nối xã hội với nhau trong các mạng lưới cộng đồng theo chiều ngang (như trên các diễn đàn, mạng xã hội,…).
Các cộng đồng này được hình thành một cách tự nhiên trên các yếu tố do chính họ quyết định (diễn đàn IT, diễn đàn SEO, diễn đàn cho các bà mẹ,…). Trong các cộng đồng khách hàng, họ có quyền từ chối các spam và quảng cáo không liên quan.
Để gia nhập một cộng đồng khách hàng, doanh nghiệp phải đóng vai trò là người đồng hành với mong muốn giúp đỡ nhóm cộng đồng. Một khi bạn được họ chấp nhận, các nỗ lực tiếp thị của công ty sẽ có hiệu quả.
Khái niệm “tiếp thị cho phép” cũng cần được quan tâm. Doanh nghiệp không cố gắng nhồi nhét quảng cáo đến khách hàng, quá trình tiếp thị sẽ diễn ra khi họ gật đầu đồng ý.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sử dụng phân khúc và nhắm thị trường mục tiêu, nhưng hãy đảm bảo các hoạt động tiếp thị của bạn thể hiện sự minh bạch với khách hàng.
2. Từ “định vị với sự khác biệt thương hiệu” đến “định vị với nhân cách hóa thương hiệu”
Bước sang kỷ nguyên 4.0 – kỷ nguyên của sự kết nối, khách hàng được tiếp cận với nhiều luồng thông tin (từ doanh nghiệp, báo chí, các mối quan hệ xung quanh,…) đã trao cho họ quyền theo dõi và đánh giá định vị của doanh nghiệp có thực sự đúng như những gì đã truyền thông.
Và như đã nó ở trên, thương hiệu muốn phát triển mạnh cần sự chấp nhận của cộng đồng. Thương hiệu doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên sự đồng hành, hợp tác, chia sẻ, sáng tạo… cùng với cộng đồng như một “thực thể sống”.
Chuyển dịch sang Marketing 4.0, thương hiệu không chỉ được xây dựng dựa trên định vị và các yếu tố nhận diện bên ngoài, mà nó còn dựa trên “nhân cách hóa” như một con người.
Đồng thời, sự kết nối xã hội theo chiều ngang tạo ra những “làn sóng” thay đổi trong xu hướng nhận thức, tâm lý, hành vi của cả một cộng đồng. Vì thế, thương hiệu cần phải năng động và linh hoạt trong thông điệp và cách thức truyền tải.
Nhân cách hóa thương hiệu với các đặc tính, tính cách, cảm xúc tạo nên chiều sâu cốt lõi bên trong thương hiệu. Giống như bạn có thể thay đổi phục trang và phụ kiện bên ngoài, nhưng điều làm nên một mối quan hệ gắn kết lại cần đến “nhân cách” bên trong.
Nhân cách hóa thương hiệu giúp cho thông điệp và cách thức truyền tải (vẻ bên ngoài) linh hoạt nhưng vẫn giữ được sự vững chắc cho một thương hiệu mạnh.
Giống như mối quan hệ giữa người với người, vẻ bề ngoài tạo sự thu hút nhất thời, chúng ta có “chơi thân” với nhau hay không là do tính cách bên trong.
3. Từ mô hình AIDA đến mô hình 5A
Trước đây, mô hình hành trình khách hàng được sử dụng phổ biến là AIDA với dạng hình phễu (càng xuống dưới càng chắt lọc, ít người hơn).
Dựa vào mô hình, doanh nghiệp xác định khách hàng đang ở chữ cái nào và thiết lập các nỗ lực để chuyển họ xuống các chữ cái phía dưới. AIDA là chữ cái đầu của: Attention (Chú ý), Interest (Quan tâm), Desire (Mong muốn) và Action (Hành động).
Về sau, mô hình AIDA được phát triển thành mô hình 4A và vẫn dạng hình phễu, bao gồm: Aware (Nhận biết), Attitude (Thái độ), Act (Hành động) và Act again (Lặp lại hành động).
Giai đoạn Marketing 4.0, Philip Kotler đề xuất mô hình mới 5A: Awareness (nhận biết), Appeal (thu hút), Ask (tìm hiểu), Action (hành động), Advocate (ủng hộ).
Công nghệ số đã làm cho hành trình khách hàng trở nên linh hoạt hơn. Mô hình 5A không chỉ ở dạng hình phễu, nó có thể phình ra hay thu hẹp ở các giai đoạn khác nhau, tùy loại hình kinh doanh.
Mô hình 5A dạng nắm cửa (door knob) thường thấy trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG). Điểm nổi bật của mô hình này là sự cam kết hành động mặc dù mức độ tò mò thấp.
Giá thấp và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn thường khiến khách hàng mua ngay lập tức mà không cần phải tìm hiểu nhiều về các thương hiệu.
Ngược lại, mô hình 5A dạng cá vàng (goldfish) thường gặp trong ngành kinh doanh B2B. Khách hàng có mức độ tìm hiểu thông tin cao.
Họ cần phải đặt thêm câu hỏi, xem xét lời khuyên của bên thứ 3, thậm chí tham khảo thông tin của các thương hiệu cạnh tranh trước khi đưa ra quyết định mua.
4. Từ “quy trình dịch vụ khách hàng” đến “chăm sóc khách hàng cộng tác”.
Trong quan điểm chăm sóc khách hàng truyền thống, các khách hàng chưa mua sản phẩm/dịch vụ được xem là những mục tiêu. Khi có quyết định mua, họ được xem là “vua”.
Nhưng chuyển sang quan điểm mới trong chăm sóc khách hàng cộng tác, doanh nghiệp cần xem mọi khách hàng là như nhau.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo các nguyên tắc và quy trình tiêu chuẩn do doanh nghiệp đặt ra, các công ty cần thực sự nỗ lực để lắng nghe và phản hồi khách hàng, tuân thủ điều khoản được cả công ty và khách hàng chấp thuận.
Trong thế giới kết nối công nghệ 4.0 như hiện nay, sự mời gọi khách hàng cộng tác vào quá trình chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp sẽ mang lại những trải nghiệm linh hoạt và phù hợp hơn cho từng cá nhân so với quy trình truyền thống.
Điều này giúp giảm bớt sự ràng buộc trong quy trình, từ đó có thể hạn chế những khiếu nại và sự không hài lòng của khách hàng. Sự cộng tác sẽ diễn ra khi khách hàng sử dụng các cơ sở tự phục vụ.
TLT Vietnam mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết mình cần phải làm gì để thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống. Công nghệ 4.0 mang đến rất nhiều sự biến đổi. Vì thế, nếu không dịch chuyển đúng hướng, chắc chắn bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.
Nếu bạn đang tìm kiếm công ty tư vấn chiến lược Marketing online hiệu quả, uy tín, TLT Vietnam rất sẵn lòng trở thành người đồng hàng cùng bạn và mang đến những giá trị bền vững.
✪ HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN ✪
CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT
Địa chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, số 403 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM
Email: tlt@tltvietnam.vn
SĐT: 0283.811.9797
Website: http://tltvietnam.vn/
Nội dung liên quan
Cập nhật các thông tin mới nhất để tối ưu website của bạn
Kho giao diện website đẹp mắt tại TLT Vietnam
Tìm hiểu các quy trình chuẩn giúp tối ưu trang website của bạn
- LỢI ÍCH CỦA ZALO OA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? (22.09.2023)
- TLT XIN THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ 30/4 - 1/5 (24.04.2023)
- NGÀN LỜI YÊU THƯƠNG XIN GỬI ĐẾN MỘT NỬA CỦA THẾ GIỚI NHÂN NGÀY 8/3 (08.03.2023)
- THÔNG BÁO CHUYỂN ĐỊA CHỈ VĂN PHÒNG TLT (06.03.2023)
- KHAI XUÂN ĐẦU NĂM VỚI NHIỀU ƯU ĐÃI CỰC YÊU (01.02.2023)
- ĐẠI TIỆC TẤT NÊN CÔNG TY TLT - TIỄN NĂM CŨ - ĐÓN NĂM MỚI VỚI NHỮNG HY VỌNG MỚI (11.01.2023)
- LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023 - XUÂN QUÝ MÃO - CÔNG TY TLT VIỆT NAM (07.01.2023)
- TLT THÔNG BÁO NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2023 (28.12.2022)